Tra cứu  ›  Tra cứu bệnh  ›  ĐA ỐI

ĐA ỐI

Quyết định số: 315/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 21/09/2015 12:00

Đại cương

Đa ối xuất hiện trong khoảng 1% thai kỳ. Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm. Hầu hết các nhà nghiên cứu định nghĩa: đa ối khi chỉ số ối (amnionic fluid index: AFI) lớn hơn 24 - 25cm; hay khi lớn hơn vị bách phân thứ 95 hay 97 theo tuổi thai.

Cách đo AFI: chia tử cung thành 4 phần bằng nhau, đo độ sâu lớn nhất của mỗi khoang ối, AFI là tổng 4 số đo trên.

Đa ối là một trƣờng hợp thai nghén nguy cơ cao cho sản phụ về nguyên nhân

đa ối và cảnh báo nguy cơ sinh non trong quá trình thai nghén .

Chẩn đoán

Đa ối cấp có thể diễn tiến mau trong vòng vài ngày với các triệu chứng cấp nhƣ đau căng bụng nhiều, khó thở, đôi khi bị tím tái, nhịp tim nhanh, nôn, phù toàn thân (chi, âm hộ, thành bụng, mặt) . Hiếm gặp hơn là tình trạng thiểu niệu do niệu quản bị tử cung chèn ép. Đa ối trong trƣờng hợp phù thai có thể gây ra hội chứng gương ở thai phụ (mirror syndrome), mô tả lần đầu tiên bởi Ballantyne năm 1892: tình trạng của mẹ „bắt chước‟ thai nhi, nhƣ phù, tiểu đạm; và hậu quả là tiền sản giật.

Đa ối mạn, dịch ối gia tăng dần nên thai phụ có thể chịu đựng đƣợc tình trạng

căng chướng bụng.

Dấu hiệu đầu tiên trên lâm sàng gợi ý một trƣờng hợp đa ối là tử cung rất to so với tuổi thai, căng, dẫn đến khó khăn khi sờ nắn các phần thai và nghe tim thai. Chẩn đoán phân biệt đa ối với cổ chướng hay u buồng trứng to bằng những hình ảnh trên siêu âm.

Điều trị

Đa ối mức độ nhẹ đến trung bình hiếm khi đòi hỏi các biện pháp can thiệp.

Cần thiết nhập viện khi thai phụ khó thở, đau bụng hay đi lại khó khăn.

Nghỉ ngơi tại giƣờng, lợi tiểu, hạn chế dịch truyền và muối không đem lại hiệu quả rõ rệt. Hút bớt nƣớc ối cũng giúp cải thiện triệu chứng khó thở ở thai phụ đồng thời lấy dịch ối xét nghiệm di truyền hay xác định sự trƣởng thành phổi của thai nhi. Thủ thuật này có thể gây tai biến nhƣ: vỡ ối, nhiễm trùng, hay rau bong non.

 

Cần lƣu ý đa ối không rõ nguyên nhân trong gần một nửa các trƣờng hợp đa ối là sự gia tăng lƣợng nƣớc ối không liên quan với bất thƣờng bẩm sinh, tiểu đƣờng ở mẹ, các bệnh lý miễn dịch, nhiễm trùng, khối u của thai nhi hay tình trạng đa thai. Tuy nhiên, thậm chí khi khảo sát hình ảnh học thai nhi bình thƣờng, vẫn nên tiên lƣợng một cách thận trọng bởi dị tật thai nhi và bất thƣờng nhiễm sắc thể có thể gặp.

1. Đa ối xuất hiện ba tháng giữa thai kỳ

- Chỉ định siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi chuyên sâu để tìm các dị tật bẩm sinh có thể đi kèm.

- Nghiệm pháp dung nạp đƣờng cho thai 24-28 tuần

- Hội chẩn trung tâm chẩn đoán trƣớc sinh để tƣ vấn, cân nhắc tiến hành các xét nghiệm di truyền tìm nguyên nhân bất thƣờng NST, nhiễm trùng thai kỳ.

- Nên tiếp tục theo dõi, quản lý thai kỳ nguy cơ cao (khám thai tiền sản)

2. Đa ối ba tháng cuối thai kỳ

- Kiểm tra biểu đồ tăng trƣởng thai nhi.

- Loại trừ các nguyên nhân bệnh nội khoa của mẹ.

- Tùy theo kết quả xét nghiệm sàng lọc quý 1, 2: tƣ vấn hƣớng xét nghiệm di truyền cho thai nhi.

- Thuốc trƣởng thành phổi do nguy cơ đẻ non

- Can thiệp (hút bớt dịch ối) khi các triệu chứng đa ối cấp ảnh hƣởng đến toàn trạng ngƣời bệnh ( khó thở, chèn ép tim phổi). Tƣ vấn các tai biến của thủ thuật cho thai phụ và gia đình.

3. Chuyển dạ

Hay gặp các nguy cơ đẻ khó nhƣ ngôi bất thƣờng, đẻ khó do rối loạn cơn co tử

cung, tuân thủ chỉ định bấm ối. Đề phòng rau bong non, băng huyết sau sinh.

 TAI BIẾN

Những biến chứng thƣờng gặp nhất cho thai phụ ở những thai kỳ có kèm đa ối là nhau bong non, rối loạn cơn gò tử cung hay băng huyết sau sinh. Ngoài ra, còn có biến chứng sa dây rốn, ngôi bất thƣờng, đờ tử cung sau đẻ hay can thiệp phẫu thuật.

Thai nhi bất thƣờng thai, chẩn đoán đƣợc trong khi mang thai hay sau đẻ