Tra cứu  ›  Tra cứu bệnh  ›  U LÀNH TÍNH MŨI XOANG - U NANG RĂNG SINH

U LÀNH TÍNH MŨI XOANG - U NANG RĂNG SINH

Quyết định số: 5643/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 31/12/2015 12:00

Đại cương

Là một u nang trong có chứa một cái răng phát sinh từ mảnh biểu bì Malasez (malasê) còn lại trong xương hàm. U nang răng sinh có thể gặp ở xương hàm trên, ăn lấn vào trong xoang hàm.

Nguyên nhân

Không rõ

Chẩn đoán

3.1. Lâm sàng

Khởi phát từ bao giờ không được biết đến vì không gây ra triệu chứng gì.

Khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng, không đau, da niêm mạc bình thường, tiến triển chậm nhưng ngày càng lớn làm mòn mỏng và có thể mất thành xương. Tùy theo vị trí có thể gặp các tính chất khác nhau:

- Vùng hố nanh: mặt trước xoang hàm bị đẩy phồng gây biến dạng mặt, ấn thấy dấu hiệu bập bênh như bóng bàn.

- Vùng hàm trên: lợi chân răng bị đẩy phồng lên, ấn bập bềnh, xương quanh chân răng bị tiêu làm răng bị lung lay.

- Vùng hàm ếch sàn hố mũi, hàm ếch phần xương ấn bập bềnh.

Đặc biệt tuy có biến dạng nhưng không đau, không sốt, không viêm tấy.

3.2. Cận lâm sàng

- Chụp X quang: u ăn lấn vào xoang hàm có thể làm xoang hàm bị doãng rộng về một phía, đặc biệt thấy hình ảnh một răng hoàn chỉnh hoặc sơ lược bám vào một thành xương của u nang. Sau chọc dò nên phẫu thuật ngay vì sẽ gây bội nhiễm.

Điều trị

- Phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ u nang.

- Nếu u nang lấn vào trong xoang hàm, cần làm lỗ thông mũi - xoang và khâu kín đường rạch.

- Kết quả phẫu thuật thường tốt, ít tái phát.

Cần nhớ

- U gây biến dạng, mòn xương nhưng không đau.

- Khi thấy thiếu một răng cần làm X quang để chẩn đoán xác định.

- Cần lấy hết vỏ u nang.