
Nhà tôi thi thoảng có côn trùng bay vào nhà, nếu không để ý là có thể bị dị ứng ngay. Khi đó, vùng có tiếp xúc với côn trùng bị ban đỏ từng đám, có mụn nước, dát đỏ và rất ngứa.Mỗi lần như vậy tôi chỉ lấy nước mát rửa qua, nhưng cũng không hết cảm giác ngứa. Có thuốc nào trị được triệu chứng này không? Xin bác sĩ tư vấn giùm.Lê Thi Hoa (Hoài Đức, Hà Nội)Theo thư chị mô tả thì chị đang gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng. Bệnh xảy ra do phản ứng dị ứng của da với các thành phần của côn trùng như phấn, chất bài tiết, nọc độc… Tổn thương ngoài da mới đầu là nổi ban đỏ, hơi nề và ngứa tại vùng tiếp xúc, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước, bọng nước và nóng, đau rát. Nếu không điều trị đúng có thể nhiễm trùng lan rộng, loét da…Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm trùng thứ phát. Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương để dùng thuốc phù hợp.Ngay khi bị viêm da do côn trùng, nên dùng nước muối sinh lý rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tuy nhiên, nên tránh kì cọ gây xước da, làm tổn thương lan rộng. Khi các tổn thương đỏ, đau rát có thể dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm như các loại hồ (hồ nước, hồ tetra-pred) hoặc các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày. Trường hợp có bọng nước, bọng mủ thì nên chấm dung dịch màu milian, castellani hoặc dùng nước thuốc tím pha loãng… bôi 1-2 lần/ngày.Với trường hợp có ngứa nhiều thì nên dùng thuốc kháng histamin H1 gồm chlorpheniramine, hydroxyzine, cetirrizin, levocetirizin… Nên hạn chế dùng các thuốc này vào ban ngày, khi cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Trường hợp tổn thương lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân thì phải dùng kháng sinh uống (nhóm cephalosporin, beta lactam…), uống 1 liều để tránh bội nhiễm.Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định điều trị cụ thể, không nên chần chừ, tổn thương dễ lan rộng. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể phòng tránh bằng cách: Nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Giữ gìn quần áo, đồ dùng không để côn trùng bám đậu…DS. Yến Trang Nguồn: SKĐSBÀI LIÊN QUANChăm sóc trẻ sơ sinh khi trời lạnhCảnh giác với căn bệnh nguy hiểm khiến nữ sinh Hải Dương tử vong sau 2 ngàyĐây là bệnh rất nhiều chị em sau khi sinh gặp phải mà không biết lý do tại sao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Tôi bị mắc trĩ đã lâu nhưng thời gian gần đây, tình trạng ngày càng nặng, đi khám, các bác sĩ khuyên tôi cần phẫu thuật khiến tôi rất lo lắng.Xin bác sĩ cho biết cách chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào, tôi có đi xe máy được ngay không?Nguyễn Lê Nam (Cao Bằng)Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.Về điều trị ngoại khoa, có nhiều phương pháp, tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.Phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng để an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau: Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, vết thương có thể thấm dịch màu hồng; nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm ôxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết. Sau mổ 24 giờ, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên không nên ăn những đồ cay, nóng, nước uống có cồn, gas; Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm và băng; không bôi thuốc, không ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tránh táo bón nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết thương). Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn. Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu. Ngoài ra, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ.BS. Trung TínNguồn: SKĐSBÀI LIÊN QUANCố “yêu” dù đang chữa trị viêm âm đạo – nguyên nhân khiến bệnh nặng thêmSau sinh, tự kỷ vì “rộng, hẹp“Khám phụ khoa và những điều cần biết để chuẩn bị sẵn tâm lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Làm sao phân biệt rò ối với són tiểu?Bác sĩ cho cháu hỏi làm sao biết bị rò ối. Làm sao để phân biệt với són tiểu. Cháu đang mang thai tuần thứ 28. Cháu xin cảm ơnTrả lời:Trong quá trình mang thai bạn hoàn toàn có thể thấy hiện tượng một dạng nước tiết ra từ âm đạo mà đôi khi bạn không thể phân biệt được đó là nước tiểu hay là hiện tượng rò nước ối. Nước tiểu có thể són ra khi bạn cười, hắt hơi hoặc thậm chí khi chẳng làm gì cả nhưng bạn đang mót tiêu. Còn nước ối khi bị rò rỉ thì không cần phạn phải làm gì, thậm trí bạn nín lại nó vẫn cứ rò rỉ ra. Nước ối dò rỉ sẽ không có màu sắc gì (màu trắng trong), còn nước tiểu có màu vàng nhạt tới vàng đậm. Thông thường, nước tiểu sẽ có mùi khai, còn dịch âm đạo thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng, hoạc xanh, có thể có mùi tanh.Một cách khác để bạn xác định lượng dịch chảy ra có phải nước ối hay không là đầu tiên, bạn hãy làm rỗng bàng quang của mình, bằng cách đi tiểu. Sau đó, đặt một miếng băng vệ sinh lên quần lót, và kiểm tra lượng chất lỏng rỉ ra mỗi 30 phút hoặc mỗi 1 tiếng. Nếu chất lỏng có màu vàng, khai nhiều khả năng đó là nước tiểu. Nếu không màu, thì rất có thể đó là nước ối.Nếu chưa xác định được bằng cách quan sát màu sắc, thai phụ nên mua giấy quỳ tím về thử. Khi giấy quỳ chuyển sang màu xanh đen thì đó chính là nước ối bị rỉ ra.Bs Nguyễn Thu Hồng – BV Phụ Sản Hà NộiBài liên quan: Nước ối quá nhiều, quá ít ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

* Con cháu được 14 tháng tuổi. Lúc sinh ra, tại bệnh viện cháu chưa được tiêm vắc-xin viêm gan B do hết thuốc, sau đó cháu cũng chưa tiêm lại mũi này.Còn tất cả các mũi vắc-xin trong chương trình đã tiêm đầy đủ. Vậy bây giờ bé có tiêm mũi viêm gan b nữa được không ạ? Giờ bé hơn 1 tuổi, cháu muốn tiêm cho bé những mũi tiêm dịch vụ khác như cúm, thủy đậu… Bác sĩ cho cháu hỏi cần phải tiêm những mũi vắc-xin gì nữa và vào độ tuổi như thế nào là hợp lý ạ? Cháu xin cảm ơn!Lê Thị Thùy Trang(thuytrangle2810@gmail.com)Trả lời: Chào bạn! Trẻ sơ sinh cần tiêm vắc-xin viêm gan B sớm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu trường hợp không được tiêm vắc-xin viêm gan B sớm và cháu đã được tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 đã bao gồm vắc-xin viêm gan B thì không cần phải tiêm thêm vắc-xin viêm gan B nữa. Khi nào cháu được 18 tháng bạn hãy cho cháu đi tiêm nhắc vắc-xin sởi mũi 2 và vắc-xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván, ngoài ra trẻ từ 12 tháng tuổi cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Ngoài các vắc-xin trong Chương trình TCMR, bạn có thể cho cháu tiêm thêm một số vắc-xin phòng bệnh khác như thủy đậu, cúm, viêm gan A… tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.* Con tôi đã được tiêm một mũi vắc-xin sởi đơn (lúc 9,5 tháng) và đã tiêm một mũi vắc-xin sởi – Rubella trong chiến dịch (lúc 13 tháng tuổi). Vậy thời điểm cháu 18 tháng tuổi có phải tiêm vắc-xin sởi theo lịch tiêm chủng nữa không? Cháu chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị, thì cháu nên tiêm vắc-xin quai bị vào thời điểm nào, và nên tiêm vắc-xin quai bị nào (mũi đơn, 2 trong 1 hay 3 trong 1)? Trân trọng cảm ơn.Nga (nganv@hdbank.com.vn)Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi – Rubella, bạn vẫn cần cho cháu đi tiêm nhắc lại mũi sởi khi 18 tháng tuổi để củng cố miễn dịch phòng bệnh sởi hoặc bạn có có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. Cần đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi – Rubella đúng lịch.* Con tôi còn 10 ngày nữa là 24 tháng, cháu đã tiêm 2 mũi Quinvaxem, liệu bây giờ cháu có tiêm mũi thứ 3 được không, và có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?Nguyễn Văn Thắng (maiyeuem6890@gmail.com)Trả lời: Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đủ 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (Quinvaxem) để phòng bệnh bạch hầu,ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Cháu nhà bạn đã trên 1 tuổi cần được tiêm nhắc vắc-xin phòng bệnh bạch hầu,ho gà, uốn ván (vắc-xin 3 trong 1 DPT) và tiêm vắc-xin sởi. Bạn hãy cho cháu đến các điểm tiêm chủng tại trạm y tế xã phường để được tiêm chủng miễn phí các vắc-xin trên. Khi đi nhớ mang theo sổ tiêm chủng của cháu để cán bộ y tế kiểm tra và có chỉ định thích hợp cho cháu.* Bé nhà em được 3 tháng 20 ngày, do bé bị ốm nên vẫn chưa tiêm phòng được mũi 5 trong 1 từ tháng thứ 2, sang tháng sau bé nhà em tiêm trễ thì có ảnh hưởng gì không ạ? Bé mới chỉ tiêm phòng được viêm gan B và lao.Diệp (tuenhan1408@gmail.com)Trả lời: Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi là tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não/viêm phổi do vi khuẩn Hib và uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi, trong trường hợp các cháu phải hoãn tiêm vì ốm hay bất kỳ lý do nào khác thì cần cho cháu đi tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó vì nếu tiêm muộn cháu có thể bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng phòng bệnh.* Con em đã tiêm 2 mũi sởi và 2 mũi Rubella theo Chương trình TCMR của cả nước, nhưng giờ em muốn tiêm phòng quai bị cho con mà bác sĩ ở 131 lò đúc lại bảo không tiêm được hoặc phải tìm mũi quai bị đơn để tiêm. Chuyên gia có thể giải thích cho em được không và làm thế nào để em tiêm được quai bị cho con.Thanh Mai (kunkonit@gmail.com)Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi – Rubella, bạn có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ (hiện tại không có vắc-xin quai bị đơn) để phòng thêm bệnh quai bị, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu, chỉ lưu ý thời gian tiêm vắc-xin MMR cần cách lần tiêm vắc-xin sởi hoặc sởi – Rubella trước đó tối thiểu 1 tháng.(Còn tiếp)Giải đáp về vắc-xin và tiêm chủng P1Dự án TCMRNguồn: SKĐSBÀI LIÊN QUANTự phát hiện bệnh tim bằng các dấu hiệu dễ thấyThiếu rau cơ thể của bé có đủ chất không?Bệnh nhân ung thư phải thực hiện bao nhiêu lần hóa trị? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

* Hiện nay con tôi được 26 tháng tuổi. Cháu đã tiêm 2 mũi sởi đơn, 1 mũi chiến dịch sởi – Rubella.Xin hỏi Chương trình TCMR: Tôi muốn tiêm phòng quai bị cho cháu bằng vắc-xin quai bị đơn thì tôi cho cháu đi tiêm ở đâu? Vì hiện tại tôi ở Hà Nam nhưng trung tâm y tế dự phòng ở Hà Nam không có loại vắc-xin quai bị đơn? Nếu tôi cho cháu tiêm vắc-xin phòng 3 bệnh sởi-quai bị-Rubella có được không hoặc khi cháu mấy tháng tuổi mới tiêm được loại vắc-xin này.Nguyễn Thị Hạnh (nguyenthihanhktd51@gmail.com)Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi-Rubella, bạn có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ (hiện tại không có vắc-xin quai bị đơn) để phòng thêm bệnh quai bị, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu, lưu ý thời gian tiêm vắc-xin MMR cần cách lần tiêm vắc-xin sởi hoặc sởi – Rubella trước đó tối thiểu 1 tháng.l Con tôi được 6 tháng. Bé đã tiêm đủ ba mũi viêm gan b rồi. Và cháu cũng tiêm được hai mũi 5 trong 1 của Pháp (Pentaxim). Giờ hết vắc-xin tôi muốn cho cháu tiêm 5 trong 1 mở rộng có được không?Cường Hiền (hiencuong0810@gmail.com)Trả lời: Vắc-xin 5 trong 1 (Pentaxim) trong tiêm chủng dịch vụ là vắc-xin chứa các thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib. Vắc-xin Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là loại vắc-xin 5 trong 1, chỉ khác nhau 1 thành phần là viêm gan B thay cho bại liệt. Bạn có thể cho cháu đi tiêm vắc-xin Quinvaxem và kết hợp uống vắc-xin bại liệt (OPV) tại trạm y tế trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu và không nên chờ có vắc-xin dịch vụ mới cho cháu đi tiêm vì trẻ có thể mắc bệnh nếu không tiêm đầy đủ và đúng lịch. Lưu ý khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu đã tiêm vắc-xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.(Còn nữa)Giải đáp về vắc-xin và tiêm chủng P2Dự án TCMRNguồn: SKĐSBÀI LIÊN QUANNhững người không nên tắm lá mùi già ngày cuối nămGiải đáp về vắc-xin và tiêm chủng (P2)Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe xương cho phụ nữ tuổi 50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet BẠN ĐỌC PHẢN HỒI: 1 Nhận xét. Giải đáp về vắc-xin và tiêm chủng (P2) - Thông tin y học,

Rối loạn tiền đình nguyên nhân từ đâu?Cách đây 3 tháng, tôi có cắt amidan, sau đó tôi có việc phải suy nghĩ căng thẳng, từ đó tôi thấy cơ thể luôn mệt mỏi, mắt nhìn mờ nhòe, di chuyển hay khi thay đổi tư thế đột ngột, cảm giác chóng mặt rủn cả người và nếu không có gì bám thì có thể ngã, đi khám bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền đình… Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân? Cách điều trị?Trả lời:Rối loạn tiền đình là hội chứng do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp: u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa… gây tổn thương thần kinh số 8 (con đường dẫn truyền thông tin từ não bộ đến hệ thống tiền đình). Nguyên nhân gián tiếp như: thiếu máu, mất ngủ, stress, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch…, trong đó, stress (hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ..) được xem là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng rối loạn tiền đình. Vì stress làm cơ thể sản sinh lượng lớn hormon cortisol dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… gây tổn thương tới hệ thần kinh, trong đó có thần kinh 8.Ngoài ra, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, thay đổi thời tiết là yếu tố nguy cơ tái phát bệnh. Mức độ bệnh có thể nhẹ hay nặng tuỳ cơ địa từng người.Điều trị tuỳ nguyên nhân, trường hợp của bạn (thuộc nguyên nhân gián tiếp tức do stress, còn cắt amidan thì không ảnh hưởng nhiều (trừ phi có biến chứng chảy máu nhưng trong thư bạn nói đã lành). Trường hợp của bạn cần khám chuyên khoa thần kinh và tai mũi họng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang, CT scan và cộng hưởng từ để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra, bạn cần thư giãn, tránh stress.BS. Hoàng Văn Thái Bài cùng chủ đề:+ Những điều cần biết về rối loạn tiền đình+ Bấm huyệt cải thiện chứng tiền đình+ Triệu chứng chóng mặt, hội chứng tiền đìnhBÀI LIÊN QUAN9 triệu chứng của bệnh thận bạn nhất định không được bỏ quaBí ẩn dùng kim loại để chữa bệnh, làm đẹpTác dụng phụ của thuốc tránh thai khiến chị em dở khóc dở cười (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Tóc bạc là do đâu?Tóc có mầu là do hai loại sắc tố melanin: eumelanin quyết định độ đen của tóc đến mức độ nào, và pheomelanin quyết định tóc đỏ hoặc vàng đến mức độ nào.Khi càng có tuổi thì tế bào trong nang của tóc sẽ ngừng sản xuất những sắc tố này và gây ra tóc mất mầu. Rồi thì tác động chung của sự phối hợp tóc có mầu và tóc mất mầu, đặc biệt đối với người tóc đen, là tóc trở thành hoa râm/bạc.Nhổ một sợi tóc bạc bạn sẽ nhận lại một sợi tóc đen có đúng không ?Nếu bạn nhổ một sợi tóc bạn thì sẽ có một sợi tóc bạc khác mọc lên. Không có chuyện sợi tóc đó sẽ được thay thế bằng một sợi tóc đen đâu nên bạn đừng hi vọng mà cố nhổ đi hững sợi tóc bạc. Làm vậy sẽ tổn hại đến nang tóc, gây viêm nhiễm mà thôi.Cắt tóc có giúp tóc mọc nhanh và dày hơn không?Tóc mọc với cùng một tốc độ – khoảng 0,5 inch mỗi tháng – không liên quan đến việc bao lâu bạn cắt tóc một lần. Chuyện tưởng tượng này dựa trên sự thật rằng tóc mọc mỏng hơn ở phía ngọn, khiến cho các sợi tóc ngắn trông dày và đen hơn.Hút thuốc khiến tóc bạc nhiều hơn?Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh một thập kỷ trước đã chứng minh rằng những người hút thuốc lá dễ bị bạc tóc hơn gấp 4 lần so với người không hút thuốc lá. Do sự lão hóa sớm là một hậu quả được biết đến rộng rãi của việc hút thuốc, tóc bạc đơn giản là cái giá mà bạn phải trả cho mỗi lần châm lửa.Nguyên nhân tóc mỏng?Tóc mỏng, cũng giống như tóc bạc và nếp nhăn là kết quả của sự di truyền và tuổi tác.Gội đầu mỗi ngày sẽ khiến tóc bị tụng nhiều hơn?Bình thường mỗi ngày tóc bạn rụng khoảng 100 sợi. Và rụng tóc không liên quan gì đến thói quen gội đầu của bạn. Gội đầu hàng ngày chỉ giúp loại bỏ những sợi tóc đã rụng.Có cách điều trị rụng tóc?Mặc dù có rất nhiều loại sản phẩm mọc tóc đắt tiền ngoài thị trường, chẳng có gì đảm bảo rằng bạn sẽ trị được rụng tóc. Tuy nhiên, có nhiều cách giúp tóc bạn dày hơn và thậm chí ngăn rụng tóc trong lần sử dụng đầu tiên.Tại sao tóc bị khô? Bất kỳ nguyên nhân nào, từ chế độ ăn nghèo dinh dưỡng đến bể bơi quá nhiều clo đều có thể khiến tóc bị khô. Nếu bạn không sử dụng dầu xả thì tình trạng này có thể tồi tệ hơn. Bạn cũng cần tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh, sấy tóc quá nóng và gội đầu quá nhiều.Tại sao tóc trẻ ngọnY học gọi là bệnh tóc chẻ hình lông, tóc chẻ ngọn là kết quả nhìn thấy bằng mắt của lớp biểu bì bị hư tổn, khi đó ngọn tóc bị chẻ thành hình chữ Y.Tại sao lại ngứa đầu khi bẩnNgứa da đầu đôi khi có thể là dấu hiệu sự hoạt động quá mức của loại nấm men gây ra gàu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là gàu sẽ xuất hiện.Trồng cây chuối trong yoga có làm mọc tóc không? Trồng câu chuối với mong muốn sẽ tăng tượng máu chảy đến da đầu và làm tăng khả năng mọc tóc là không có cơ sở khoa học.Động tác này không có tác dụng tuần hoàn và không tác động lên chu kỳ sinh trưởng của tóc.Tóc liệu có dài mãiGiống với việc tóc sẽ dày lên khi bạn còn nhỏ, tóc cũng sẽ mỏng đi khi bạn về già. Điều này là do hoocmon kiểm soát các chức năng của cơ thể và cấu trúc tóc. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tóc thẳng có thể chuyển sang xoăn hoặc dạng khác.Rụng tóc là do di truyềnHiểu lầm: Bệnh hói đầu là do di truyền, gen hói đầu có thể được truyền cho bạn từ cả cha và mẹ. Hãy nhìn da đầu của cha, bạn có thể hình dung được tương lai của mình.Có phải sấy tóc không tốt cho tóc không?Sấy tóc hay bất kỳ phương pháp tạo kiểu bằng nhiệt nào đều có thể làm mất đi lớp biểu bì bảo vệ tóc, khiến tóc dễ bị gãy rụng và chẻ ngọn.

Câu hỏi: Khối u ác tính và lành tính khác nhau ở đâu? Trả lời: Khối u của ung thư có tính ác tính, nghĩa là nó có thể xâm lấn ra xung quanh, gọi là di căn. Thông qua hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Các tế bào của bệnh có thể di chuyển và hình thành nên một khối u mới tách biệt với khối u ban đầu.Các khối u lành tính không có tính xâm lấn giống ác tính, mặc dù có thể kích thước nó rất lớn. Đặc biệt ta có thể điều trị bệnh bằng cách cắt bỏ khối u này với tỷ lệ tái phát cực kỳ thấp. So với trường hợp u ác tính, u lành tính không phải lúc nào cũng vô hại. Điển hình là u não lành tính có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc phải bệnh này.Đây là một số trường hợp mô tế bào thay đổi nhưng không phải do ung thư gây nên:– Tăng sản: Về mặt giải phẫu của bệnh, tổ chức mô và tế bào vẫn bình thường. Việc này xảy ra khi các tế bào trong mô phân chia nhanh hơn. Nên tăng sản có nhiều nguyên nhân, điều kiện gây nên và bao gồm một số kích thích mãn tính.– Loạn sản: Tình trạng này có tính chất nghiêm trọng hơn so với tăng sản. Các mô và tế bào trở nên bất thường và tăng nhanh nên khả năng ung thư là rất cao. Ví dụ: nốt ruồi bất thường trên da (loạn sản hắc tố).– Carcinoma in situ: Về bản chất, đây không phải là bệnh ung thư như mọi người vẫn thường nói. Bởi vì những tế bào này sẽ không xâm lấn khỏi mô khởi đầu như thông thường. Dù vậy nhưng Carcinoma-in-situ dễ tiến triển thành bệnh nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Câu hỏi: Hóa trị ung thư là gì?Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Có thế áp dụng hóa trị liệu ung thư trong giai đoạn trước hoặc sau phẫu thuật và sau xạ trị.Phẫu thuật và xạ trị có tác dụng loại bỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư ở một khu vực nhất định, nhưng thuốc hóa trị có thể gây tác dụng trên toàn bộ cơ thể. Điều này có nghĩa là hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận của cơ thể cách xa khối u ban đầu (nguyên phát).Mục đích điều trị bằng phương pháp hóa trịHóa trị có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:+ Ngăn chặn tế bào ung thư lây lan+ Làm khối u phát triển chậm đi+ Giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư như: đau đớn hoặc tắc nghẽn ở các bộ phận có khối u

Câu hỏi: Khi nào được chỉ định điều trị ung thư bằng hóa trịTrả lời: Hiện nay, mức độ ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Có thể kể đến như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại trực tràng,… Việc điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị thường không có sự phân biệt những loại bệnh ung thư nào mà quan trọng là ở giai đoạn nào.Ví dụ như hóa trị ung thư dạ dày, hóa chất điều trị ung thư đại tràng… và một số loại bệnh ung thư khác tùy thuộc vào mức độ bệnh và sự lan rộng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp, liều lượng và kế hoạch hóa trị phù hợp cho từng bệnh nhân.Hóa trị ung thư được chỉ định trong các trường hợp sau:+ Sau phẫu thuật:Giúp loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tế bào ung thư quá nhỏ không nhìn được bằng mắt thường. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư sẽ tái phát.+ Trước phẫu thuật:Giúp thu nhỏ khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn.+ Đối với ung thư di căn:Hóa trị ung thư giúp làm giảm bớt các triệu chứng nặng nề khi ung thư di căn hoặc giảm bớt kích thước khối u.Hóa trị là một trong những phương pháp chính trong điều trị ung thư.