Các bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG MÁY ACTHYDERM
- ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ CỦA DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LĂN KIM
- ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ CỦA DA BẰNG MÁY CHỤP VÀ PHÂN TÍCH DA
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG LASER CHIẾU NGOÀI
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG ĐẮP MẶT NẠ
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG TIA UVB
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG PUVA
- ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI BẰNG TIÊM CORTICOID TRONG THƯƠNG TỔN
- ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC BẰNG TIÊM CORTICOID TẠI THƯƠNG TỔN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ MÓNG CHỌC THỊT
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN GẤP CHUNG NÔNG ĐIỀU TRỊ CÒ MỀM CÁC NGÓN TAY CHO NGƯỜI BỆNH PHONG BẰNG KỸ THUẬT LITTLER
Quyết định số: 1919/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/06/2012 12:00
Đại cương
Phẫu thuật littler là kỹ thuật dùng gân gấp chung nông của ngón 4 (hoặc ngón 3) bàn tay để thay thế chức năng các cơ giun bị liệt do tổn thương dây thần kinh trụ đơn thuần hoặc kết hợp dây thần kinh giữa.
Chỉ định điều trị
Cò mềm các ngón tay trên 6 tháng.
Chống chỉ định
- Người bệnh đang đa hóa trị liệu
- Người bệnh đang có phản ứng phong
- Cò cứng ngón tay.
- Cơ lực của gân cơ gấp chung nông ngón 4 dưới bậc 4.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phẫu thuật: 2 người
- Bác sĩ gây mê: 1 người
- Điều dưỡng viên: 1 người
- Kỹ thuật viên gây mê: 1 người
2. Dụng cụ
- Cán dao số 3: 1 chiếc
- Kìm cặp kim: 1 chiếc
- Kẹp phẫu tích: 2 chiếc
- Kẹp sát khuẩn: 1 chiếc
- Kẹp xăng: 4 chiếc
- Kẹp cầm máu: 4 chiếc
- Dụng cụ luồn gân: 1 chiếc
- Bát đựng dung dịch sát khuẩn: 1 chiếc
- Kéo bóc tách: 1 chiếc
- Kéo cắt chỉ:
- Lưỡi dao số 15: 1 chiếc
- Chỉ PDS 4/0 hoặc vicryl 4/0: 2 sợi
- Chỉ prolene 4/0: 2 sợi
- Gạc vô khuẩn: 5 gói
- Găng tay vô trùng: 4 đôi
- Áo mổ vô khuẩn: 4 chiếc
- Bột: 3 cuộn
- Giấy cuộn: 2 cuộn
Các bước tiến hành
1. Người bệnh
Tư vấn cho người bệnh:
- Sự cần thiết điều trị phẫu thuật.
- Quy trình phẫu thuật.
- Tai biến có thể gặp.
2. Kiểm tra
- Phiếu lượng giá tàn tật.
- Chỉ định, chống chỉ định.
- Tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính.
- Các thuốc đang dùng: thuốc chống đông.
- Hồ sơ bệnh án.
+ Bệnh án đầy đủ: lâm sàng, xét nghiệm, sơ kết bệnh án, hội chẩn duyệt phẫu thuật.
+ Cam kết tự nguyện phẫu thuật của người bệnh.
+ Chụp ảnh trước, trong và sau phẫu thuật.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây tê đám rối cánh tay.
- Sát khuẩn cánh cẳng bàn tay bằng dung dịch betadin.
- Ga-rô cánh tay.
- Rạch da bờ ngoài đốt gần ngón 4, bộc lộ và cắt gân cơ gấp nông ngón 4 sát nơi bám tận.
- Rạch da theo đường chỉ tay ở giữa lòng bàn tay và rút gân cơ gấp nông ngón 4 qua vị trí này.
- Chia gân làm 4 dải bằng nhau.
- Rạch da đốt gần bờ trong ngón 2 và bờ ngoài các ngón 3, 4, 5 để bộc lộ dải bên.
- Dùng luồn gân đưa lần lượt các dải gân chuyển đến các ngón.
- Dùng chỉ prolene khâu cố định các dải gân chuyền vào giải bên ngón tay sau khi để các ngón tay ở tư thế cơ giun (gập khớp bàn đốt và duỗi các khớp liên đốt).
Cổ tay gập 30o
Gập bàn ngón: 2 ® góc 45o
3 ® góc 45o
4 ® góc 50o
5 ® góc 55o
- Kiểm tra độ căng đều của các dải gân chuyển.
- Tháo ga-rô, kiểm tra cầm máu.
- Khâu da 2 lớp.
- Cố định bằng bột cẳng bàn tay ở tư thế cổ tay gập 30o và ngón tay gập 60o trong 3 tuần. Bó bột ống các ngón dài thêm một tuần.
- Vật lý trị liệu sau tháo bột.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
- Theo dõi tình trạng toàn thân.
- Theo dõi tình trạng vết mổ: chảy máu, nhiễm trùng, đau sau mổ.
- Chèn ép bột.
2. Xử trí
- Sốc: xử trí theo phác đồ.
- Chảy máu: tháo bột, mở vết mổ, lấy máu tụ, kiểm tra cầm máu.
- Chèn ép bột: rạch bột.
- Nhiễm khuẩn: phải tháo bột sớm, cấy mủ, cho kháng sinh.