Các bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG MÁY ACTHYDERM
- ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ CỦA DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LĂN KIM
- ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ CỦA DA BẰNG MÁY CHỤP VÀ PHÂN TÍCH DA
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG LASER CHIẾU NGOÀI
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG ĐẮP MẶT NẠ
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG TIA UVB
- ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG PUVA
- ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI BẰNG TIÊM CORTICOID TRONG THƯƠNG TỔN
- ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC BẰNG TIÊM CORTICOID TẠI THƯƠNG TỔN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ MÓNG CHỌC THỊT
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT ĐỐI CHIẾU NGÓN TAY CÁI CHO NGƯỜI BỆNH PHONG
Quyết định số: 1919/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/06/2012 12:00
Đại cương
Ngón cái giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động cầm nắm của bàn tay. Khi các cơ vận động ngón cái bị liệt do tổn thương dây thần kinh giữa, làm mất chức năng dạng và đối chiếu của ngón cái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của bàn tay.
Phẫu thuật chuyển gân phục hồi đối và dạng ngón cái là phẫu thuật dùng gân cơ còn chức năng ở tay (gân cơ gấp nông ngón tay, gân cơ gan tay dài) để thay thế một phần hay toàn bộ chức năng của cơ bị liệt ở ngón tay các (cơ đối chiếu và các cơ dạng ngón cái).
Chỉ định điều trị
Liệt không hồi phục các cơ dạng và đối chiếu ngón cái với các điều kiện cần và đủ sau:
- Góc giữa ngón cái và ngón trỏ lớn hơn 700.
- Khớp bàn ngón một không quá duỗi.
- Khớp cổ ngón tay cái ổn định.
- Lực gân cơ chuyển để phục hồi ngón cái > 4 (thường là gân gấp chung nông ngón 4).
Chống chỉ định
- Hố khẩu cái hẹp: góc giữa ngón cái và ngón trỏ nhỏ hơn 300.
- Khớp bàn ngón một quá duỗi.
- Cò cứng các khớp cổ ngón cái và các ngón tay dài.
- Gân chuyển để phục hồi ngón cái (thường là gân gấp chung nông ngón 4) không đủ mạnh.
- Người bệnh không đồng ý phẫu thuật.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phẫu thuật: 2 người
- Bác sĩ gây mê: 1 người
- Điều dưỡng viên: 2 người
- Kỹ thuật viên gây mê: 1 người
2. Dụng cụ
- Cán dao số 3: 1 chiếc
- Kìm cặp kim: 1 chiếc
- Kẹp phẫu tích: 1 chiếc
- Kẹp sát khuẩn: 2 chiếc
- Kẹp xăng: 1 chiếc
- Kẹp cầm máu: 4 chiếc
- Dụng cụ luồn gân: 1 chiếc
- Bát đựng dung dịch sát khuẩn: 2 chiếc
- Kéo bóc tách: 2 chiếc
- Kéo cắt chỉ: 1 chiếc
- Lưỡi dao số 15: 1 chiếc
- Chỉ PDS 4/0 hoặc vicryl 4/0: 2 sợi
- Chỉ Prolène 4/0: 4 sợi
- Gạc vô khuẩn: 5 gói
- Găng tay vô khuẩn: 06 đôi
- Găng tay thường: 06 đôi
- Áo mổ vô khuẩn: 05 chiếc
- Bột:
- Giấy cuốn: 03 cuộn
3. Người bệnh
Được giải thích về lý do phải phẫu thuật, quy trình kỹ thuật, lợi và bất lợi của phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định chung, ngoài ra còn phải có phiếu ghi các thông số đánh giá chức năng ngón cái trước mổ.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Khám lại người bệnh trước mổ
3. Thực hiện kỹ thuật
- Rạch da, bộc lộ và cắt gân cơ gấp nông ngón bốn ở bám tận.
- Rạch da và rút gân cơ gấp nông ngón 4 ở cổ tay, đồng thời bộc lộ gân cơ gấp cổ tay trụ.
- Tạo ròng rọc tại đầu xa gân cơ gấp cổ tay trụ.
- Rút gân cơ gấp nông ngón bốn tại cổ tay, luồn gân này qua ròng rọc vừa tạo ở gân gấp cổ tay trụ.
- Chia gân cấy chuyển làm hai nhánh, dùng luồn gân đưa hai nhánh xuống ô mô cái. Một nhánh được khâu vào gân duỗi dài ngón cái ở bám tận, nhánh còn lại khâu vào bám tận của gân cơ khép ngón cái sau khi để ngón cái dạng tối đa, ngón cái ở tư thế xoay trong và gập 30o, cổ tay gập 30o.
- Khâu da 2 lớp.
- Cố định ngón cái bằng bột trong 3 tuần.
- Sau 3 tuần tháo bột.
- Bó bột số 8 ngón cái thêm một tuần.
- Tập vật lý trị liệu ngón cái.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
- Sau mổ người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn và nhiễm khuẩn.
- Tập vật lý trị liệu để vận động cơ chuyển 1-2 tuần.
- Sau khi ra viện, người bệnh cần được theo dõi để sử dụng hợp lý ngón cái đã được phẫu thuật.
2. Xử trí tai biến
- Nếu nhiễm khuẩn phải tháo bột sớm, cấy mủ, cho kháng sinh.
- Nếu chức năng ngón cái chưa được cải thiện hoặc cải thiện ít cần phải đánh giá lại và phẫu thuật phục hồi sau 6 tháng.