Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE

CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE

Quyết định số: 3338/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00

Đại cương

Các tình huống có thể xảy ra ngộ độc Morphine:
- Dùng Morphine liều cao kéo dài hay liều cao ngay từ lần đầu, không tuân thủ qui định sử dụng.
- Dùng Morphine ở người bệnh suy thận gây tích lũy thuốc.

Chỉ định điều trị

Khi đang sử dụng Morphine hoặc mới sử dụng xong có dấu hiệu sau:
- Tần số thở giảm là triệu chứng quan trọng nhất.
- Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác như:
 Ngủ gà, nôn hoặc buồn nôn.
 Kích thích hoặc rung giật cơ.
 Hạ huyết áp.

Chuẩn bị

- Dừng sử dụng Morphine (tháo bỏ các đường dẫn Morphine vào cơ thể).
- Đánh thức người bệnh dậy.
- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở.
- Cho người bệnh thở O2.

Các bước tiến hành

1. Thuốc
Dùng Naloxone khi nhịp thở (NT) < 10 lần/ phút đe doạ tính mạng. Cách dùng Naloxone.
- Ống Naloxone hàm lượng 0.4mg và 1mg/ml.
- Pha loãng Naloxone hàm lượng 0.4 mg/ 1 ml với 9 ml  Nacl 0.9  ta được 1  syringe 10 ml có hàm lượng 0.04mg/ ml
- Tiêm tĩnh mạch chậm 0.04 mg/ ml Naloxone, đợi 3-5 phút, đánh giá lại.
- Nếu NT >10 lần/ phút thì dừng dùng thuốc.
- Nếu NT <10 lần/ phút thì tiếp tục tiêm TMC 1ml Naloxone cho đến khi NT > 10 lần/ phút.
2. Thuốc khác
- Dịch truyền.
- Trợ tim mạch.
- Thuốc triệu chứng khác nếu cần thiết.
V. THEO DÕI
- Ý thức.
- Nhịp thở.
- Mạch.
- Huyết áp.

Tai biến và xử trí

- Tiêm tĩnh mạch Nacl 0.9 tráng ven sau mỗi lần tiêm Naloxon.
- Tính tổng liều Naloxone (X ml) đã tiêm tĩnh mạch để NT > 10 lần/phút.
- Tiêm tĩnh mạch (Xml) mỗi giờ trong 4 giờ tiếp theo kể từ khi người bệnh dùng liều Morphine cuối cùng nếu chức năng thận bình thường.
- Nếu chức năng thận không tốt thì tiêm tĩnh mạch (X ml) Naloxone mỗi giờ trong 8 đến 12 giờ tiếp theo kể từ khi người bệnh dùng liều Morphine cuối cùng tuỳ mức độ suy thận.