Các bài viết liên quan
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
- CỨU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ GIẢM KHỨU GIÁC THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THỂ HÀN
ĐIỆN MÃNG CHÂM ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Quyết định số: 792/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00
Đại cương
- Hội chứng tiền đình là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở lứa tuổi trung niên trở lên. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cao huyết áp, xơ cứng động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh lý ở tai trong, bệnh ở não...
- Theo Y học cổ truyền, hội chứng tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng.
Chỉ định điều trị
Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, ngủ ít, mơ màng...
Chống chỉ định
- Bệnh nhân đang mang thai.
- Có triệu chứng của bệnh ngoại khoa (u não, áp xe não...)
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: Bác sỹ, y sỹ, lương y đã được đào tạo về châm cứu theo quy chế.
2. Phương tiện
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim châm cứu vô khuẩn, loại: 8-10-12-15 cm, dừng riêng cho từng người bệnh.
- Khay men, kẹp có mấu, bông, Cồn70°
3. Người bệnh
- Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị.
- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa, gối cao hoặc ngồi.
Các bước tiến hành
1. Phác đồ huyệt
- Bách hội - Thượng tinh - Thái dương
- Đồng tử liêu - Phong trì
- Trung đô - Túc tam lý - Tam âm giao
- Huyết hải - Thượng cự hư - Nội quan
- Thái xung - Hành gian - Can du
- Thận du - Hợp cốc - Lao cung
Châm tả:
- Bách hội xuyên Thượng tinh -Thái dương xuyên Đồng tử liêu
- Phong trì xuyên Phong trì
- Hợp cốc xuyên Lao cung
Châm bổ:
- Tam âm giao xuyên Trung đô
- Huyết hải xuyên Âm liêm
- Túc tam lý xuyên Thượng cự hư
- Can du xuyên Thận du
2. Thủ thuật:
- Bước 1: Xác định và sát khuẩn da vùng huyệt
- Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt;
Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).
- Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm
Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ- tả của máy điện châm:
- Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 - 3Hz.
- Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tùy theo mức chịu đựng của người bệnh).
+ Thời gian: 20- 30 phút cho một lần điện mãng châm.
- Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
3. Liệu trình điều trị
- Điện mãng châm ngày một lần
- Một liệu trình điều trị từ 15 - 30 lần.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
2. Xử trí tai biến
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử trí: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day