Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐIỆN NHĨ CHÂM ĐIỀU TRỊ STRESS

ĐIỆN NHĨ CHÂM ĐIỀU TRỊ STRESS

Quyết định số: 792/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00

Đại cương

Stress gặp ở mọi lứa tuổi, có thể bắt đầu bị từ 10 tuổi nhưng ít có ai đến điều trị trước 20 hoặc 30 tuổi. Tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ ngang nhau.

Stress là một bệnh được miêu tả trong phạm vi nhiều chứng bệnh của YHCT như “Kinh quý”; “Chính xung”; “Kiệu vong” (quên); “Đầu thống” (đau đầu); Thất miên (mất ngủ)…

Nguyên nhân do sang chấn về tinh thần (rối loạn tình chí) trên một trạng thái tinh thần yếu dẫn đến rối loạn công năng (tinh – thần – khí) của các tạng phủ đặc biệt là tạng Tâm, Can, Tỳ và Thận.

Chỉ định điều trị

Những Người bệnh thường xuyên rối loạn lo âu quá mức ở một hoặc nhiều lĩnh vực kể cả những vấn đề thường ngày như

- Luôn căng các cơ, căng thẳng đầu óc.

- Các hoạt động giao cảm quá mức như chóng mặt, quay cuồng, khô đắng miệng, đánh trống ngực…

- Các tác động của những kích thích quá mức như cảm giác đứng trên bờ vực thẳm, khó tập trung chú ý…

- Mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ gà ban ngày…

- Lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, lạm dụng chất kích thích như rượu thuốc lá, càfe, ma túy…

- Các triệu chứng về hô hấp như Ngộp thở, thở gấp, tức ngực…

- Các triệu chứng về sinh dục - nội tiết Mót đái, đái dắt, xuất tinh sớm, liệt dương…

- Các triệu chứng về đường ruột ỉa chảy, táo bón, đau quặn bụng…

Chống chỉ định

- Những Người bệnh bị rối loạn lo âu do một bệnh thực thể thuộc chuyên khoa Tim mạch (loạn nhịp tim…); Hô hấp (hen PQ, viên PQ - phổi gây khó thở, tức ngực); Thần kinh (động kinh thái dương), Bệnh tuyến giáp (Basedow)…

- Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc hạ huyết áp chẹn kênh can xi, thuốc dãn phế quản (theophiline)…

Chuẩn bị

1. Người thực hiện Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phương tiện

- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.

- Kim nhĩ châm 1-2 cm.

- Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70º

3. Người bệnh

- Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị

- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Tư thế người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi.

Các bước tiến hành

1. Phác đồ huyệt

* Nhóm huyệt an thần

Tả      + Thần môn                     + Nội quan

- Nếu do can và tâm khí uất kết

Tả      + Can nhiệt huyệt            + Tâm

- Nếu do âm hư hỏa vượng

Bổ     + P7  Tỳ, Can

Tả      + Can nhiệt huyệt            + Tâm bào, Thần kinh thực vật

- Nếu do Tâm – Tỳ khuy tổn

Bổ      + Tâm                    + Tỳ

Tả      + Thần kinh thực vật       + Thần môn.

- Nếu do thận âm, thận dương lưỡng hư

Bổ      + Thận         + Dưới não

Tả      + Tâm bào và Thần kinh thực vật

2. Thủ thuật

Bước 1. Sát trùng vùng loa tai, xác định vùng huyệt định châm

Bước 2. Châm kim nhanh qua da, đẩy kim từ từ theo hướng đã định đến khi đạt “Đắc khí”, tránh châm xuyên qua sụn.

Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm

Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ-tả của máy điện châm

- Tần số đặt tần số cố định Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 - 3Hz.

- Cường độ nâng dần cường độ từ 0 đến 50 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).

+ Thời gian 20- 30 phút cho một lần điện nhĩ châm.

- Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.

3. Liệu trình điều trị

- Điện nhĩ châm một lần/ngày

- Một liệu trình điều trị từ 10 - 15 lần.

Tai biến và xử trí

6.1. Theo dõi Toàn trạng, các triệu chứng kèm theo nếu có.

6.2. Xử trí tai biến

- Vựng châm Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.

- Chảy máu khi rút kim dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.