Các bài viết liên quan
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
- CỨU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ GIẢM KHỨU GIÁC THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THỂ HÀN
ĐIỆN NHĨ CHÂM ĐIỀU TRỊ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG
Quyết định số: 792/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00
Đại cương
Bí đái là không thể đái được khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, nếu bí đái kéo dài, nước tiểu ở bàng quang sẽ đi ngược lên bể thận đem theo vi khuẩn và gây viêm thận ngược dũng rất nguy hiểm. Bí đái do nhiều nguyên nhân gây ra như dị vật ở bàng quang, chấn thương cơ năng sau đẻ, ung thư bàng quang, hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, tổn thương thần kinh trung ương....
Chỉ định điều trị
- Bí đái cơ năng
Chống chỉ định
- Bí đái do nguyên nhân thực thể
Chuẩn bị
1. Người thực hiện Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phương tiện
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim nhĩ châm 1-2 cm.
- Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70º
3. Người bệnh
- Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị
- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi.
Các bước tiến hành
1. Phác đồ huyệt
Châm tả - Thần môn - Tuyến nội tiết
- Giao cảm - Niệu đạo
2. Thủ thuật
Bước 1. Sát trùng vùng loa tai, xác định vùng huyệt định châm
Bước 2. Châm kim nhanh qua da, đẩy kim từ từ theo hướng đã định đến khi đạt “Đắc khí”, tránh châm xuyên qua sụn.
Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm
Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ-tả của máy điện châm
- Tần số đặt tần số cố định Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 - 3Hz.
- Cường độ nâng dần cường độ từ 0 đến 50 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).
+ Thời gian 20- 30 phút cho một lần điện nhĩ châm.
- Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
3. Liệu trình điều trị
- Điện nhĩ châm một lần/ngày
- Một liệu trình điều trị từ 10 - 15 lần
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi Toàn trạng Người bệnh.
2. Xử trí tai biến
- Vựng châm Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử trí tắt máy điện châm, rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội quan. Theo dõi sát mạch, huyết áp
- Chảy máu khi rút kim dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day
CHÚ Ý Cần loại trừ các nguyên nhân gây bí đái