Các bài viết liên quan
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
- CỨU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ GIẢM KHỨU GIÁC THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THỂ HÀN
PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN NHĨ CHÂM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY
Quyết định số: 792/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00
Đại cương
Tác dụng của phương pháp điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy
Điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy đối với người có cơn đói ma túy là phương pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền ( YHCT ) bằng tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa ngũ tạng, thông khí huyết giúp người bệnh cắt cơn đói ma túy.
Điện châm có tác dụng làm tăng hàm lượng B-endorphin nếu điện châm đúng phương pháp ( đúng thời điểm, đúng phác đồ, kích thích huyệt hợp lý) thì sau khi điện châm hàm lượng β-endorphin trong máu người bệnh sẽ tăng cao hơn so với giai đoạn tiền cơn và hàm lượng đó gần với hàm lượng β-endorphin trong máu của người bình thường, có nghĩa là làm tăng hàm lượng Morphin nội sinh trong cơ thể người nghiện nên có tác dụng hỗ trợ cắt cơn đói ma túy.
Chỉ định điều trị
Người bệnh nghiện ma túy ( Heroin, thuốc phiện, morphin … bằng các phương thức hút, hít, chích), quyết tâm tự nguyện cai và chấp nhận điều trị hỗ trợ cai nghiện bằng phương pháp điện châm.
Chống chỉ định
1. Người bệnh có thời gian chảy máu kéo dài.
2. Bệnh tâm thần phân liệt.
3. Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nặng.
4. Phù thũng nặng do suy dinh dưỡng.
5. Suy gan, suy thận.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phương tiện
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim nhĩ châm 1-2 cm.
- Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70º
3. Người bệnh
- Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị
- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi.
Các bước tiến hành
I. Phác đồ huyệt
1. Hội chứng Can – Đởm
a. Triệu chứng Người bệnh thèm ma túy, hay cáu gắt, bứt rứt khó chịu, đau đầu, mất ngủ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, tiểu tiện vàng, khát nước
b. Mạch huyền, sác.
c. Phép điều trị Bình can, giáng hỏa, thông kinh hoạt lạc.
d. Thủ pháp – huyệt vị
Châm tả Can nhiệt huyệt (B5); Tỳ, can, đởm (P7)
Châm bổ Não;
2. Hội chứng Tỳ - Vị
a. Triệu chứng Người bệnh thèm ma túy, tăng tiết nước dãi, đau bụng đi ngoài (có khi đi ra máu ) nôn hoặc nôn ra máu, miệng đắng hoặc chân tay mỏi nhức, ngáp, chảy nước mắt nhiều, rêu lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng
b. Mạch Hư nhược.
c. Phép điều trị Kiện tỳ, hòa vị.
d. Thủ pháp - huyệt vị
Châm tả Miệng, lưỡi (A2);
Châm bổ Dạ dày, vị (P1); Đại trường (P3); Tỳ, Can, Đởm (P7).
3. Hội chứng Tâm – Tâm bào – Tiểu trường – Tam tiêu
a. Triệu chứng người bệnh thèm ma túy đau bụng, tức ngực, hồi hộp, tim đập nhanh bồn chồn, gai gai rét, khó ngủ. lưỡi đỏ. rêu lưỡi dày.
b. Mạch Hồng, sác.
c. Phép điều trị Thanh Tâm, an thần
d. Thủ pháp – huyệt vị
Châm tả Tâm; Tâm bào, thần kinh thực vật (O3).
Châm bổ Thận.
4. Hội chứng Thận – Bàng quang
a. Triệu chứng Người bệnh thèm ma túy, đau lưng, mỏi xương khớp, nhức trong ống chân, trong cột sống (dị cảm ) di mộng tinh, liệt dương (nam giới ), khí hư, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh ( nữ giới ), chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.
b. Mạch Trầm, nhược.
c. Phép điều trị Bổ thận, chỉ thống.
d. Thủ pháp – huyệt vị
Châm tả Cột sống; Đùi, chân (E).
Châm bổ Thận ; Não tủy.
5. Hội chứng Phế – Đại trường
a. Triệu chứng Người bệnh thèm ma túy, khó thở, tức ngực, bứt rứt, cảm giác nghẹt ở cổ, đau bụng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, nứt nẻ.
b. Mạch Thực, sác.
c. Phép điều trị Thanh nhiệt, tuyên Phế khí, thông kinh hoạt lạc.
d. Thủ pháp – huyệt vị
Châm tả Miệng, thực quản, thanh quản (Q3); Tâm bào, Thần kinh thực vật (O3).
Châm bổ Tỳ, Can, Đởm (P7).
II. Thủ thuật
Bước 1. Sát trùng vùng loa tai, xác định vùng huyệt định châm
Bước 2. Châm kim nhanh qua da, đẩy kim từ từ theo hướng đã định đến khi đạt “Đắc khí”, tránh châm xuyên qua sụn.
Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm
Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ-tả của máy điện châm
- Tần số đặt tần số cố định Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 - 3Hz.
- Cường độ nâng dần cường độ từ 0 đến 50 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).
+ Thời gian 20- 30 phút cho một lần điện nhĩ châm.
- Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
III. Liệu trình điều trị
- Điện nhĩ châm một lần/ngày
- Một liệu trình điều trị từ 10 - 15 lần.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi Toàn trạng Người bệnh.
2. Xử trí tai biến
- Vựng châm Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử trí tắt máy điện châm, rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội quan. Theo dõi sát mạch, huyết áp
- Chảy máu khi rút kim dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day