Các bài viết liên quan
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
- CỨU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ GIẢM KHỨU GIÁC THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THỂ HÀN
CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ HUYẾT ÁP THẤP
Quyết định số: 792/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00
Đại cương
- Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu( Huyết áp tối đa) dưới 90mmHg( milimét thủy ngân) và huyết áp tâm trương ( Huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg (milimét thủy ngân).
- Có hai loại Huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát ( do bệnh lý khác). Những người có huyết áp thấp thường có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.
- Theo Y học cổ truyền, huyết áp thấp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, hoa mắt chóng mặt.
Chỉ định điều trị
Tất cả những bệnh nhân có biểu hiện của huyết áp thấp mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
Chống chỉ định
Phụ nữ có thai, người có suy giảm chức năng tuyến giáp, hạ đường huyết.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh..
2. Phương tiện
- Phòng thủ thuật đạt tiêu chuẩn.
- Chỉ catgut tự tiêu, kim chọc dò tủy sống vô khuẩn.
- Khay men, kẹp có mấu, bông gạc vô trùng, cồn iôt, băng dính, găng tay vô trùng.
- Hộp thuốc chống choáng.
3. Người bệnh
- Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị
- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tư thế bộc lộ vùng huyệt cấy chỉ.
Các bước tiến hành
1. Phác đồ huyệt
- Phong trì - Bách hội - Thái dương
- Thượng tinh - Đản trung - Khí hải
- Quan nguyên - Tam âm giao - Túc tam lý
- Huyết hải
2. Thủ thuật
- Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.
- Cắt chỉ Catgut thành từng đoạn khoảng 1cm. Luồn chỉ vào nòng kim.
- Xác định chính xác huyệt định cấy chỉ. Sát trùng vùng huyệt
- Châm kim nhanh qua da và đẩy từ từ tới huyệt.
- Đẩy nòng kim để chỉ nằm lại trong huyệt.
- Nhẹ nhàng rút kim ra.
- Đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ.
- Cố định gạc bằng băng dính.
3. Liệu trình điều trị
- Mỗi lần cấy chỉ Catgut có tác dụng trong khoảng 20 – 25 ngày.
- Sau 20 – 25 ngày cấy chỉ đến khám lại để có chỉ định tiếp theo.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi Toàn trạng bệnh nhân trong thời gian mỗi lần làm thủ thuật
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu Dùng bông gạc khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
- Đau sưng nơi cấy chỉ chườm nóng, thuốc chống phù nề hoặc kháng sinh uống nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn