Các bài viết liên quan
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
- CỨU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ GIẢM KHỨU GIÁC THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THỂ HÀN
THỦY CHÂM ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH
Quyết định số: 792/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00
Đại cương
Ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh (khoảng 45-55 tuổi) thường xuất hiện một loạt triệu chứng y học gọi là "chứng tổng hợp thời kỳ tiền mãn kinh". Các loại triệu chứng này xuất hiện với số lượng và mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của triệu chứng như di truyền, tinh thần, thể trọng, độ suy thoái của công năng buồng trứng, nhân tố văn hóa xã hội (thái độ đối với kinh nguyệt)...
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu đầu tiên của "chứng tổng hợp thời kỳ tiền mãn kinh" khoảng cách giữa hai kỳ kinh dài ra, lượng kinh ít đi, tử cung hay chảy máu…Ngoài ra có thể có phù thũng, ngực cương đau, đầy bụng, đau đầu, bồn chồn, mất ngủ...
- Theo y học cổ truyền rối loạn tiền mãn kinh được miêu tả trong phạm vi chứng "huyết hư ".
Chỉ định điều trị
Các rối loạn tiền mãn kinh ở nhiều mức độ
Chống chỉ định
Rối loạn tiền mãn kinh kèm những bệnh lý thực thể như u buồng trứng, u tử cung hoặc do một số bệnh khác gây ra...
Chuẩn bị
1. Người thực hiện Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về thủy châm.
2. Phương tiện
- Bơm tiêm vô khuẩn, loại 5 ml dùng riêng cho từng người.
- Thuốc theo y lệnh, có chỉ định tiêm bắp
- Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70º.
3. Người bệnh
- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp
Các bước tiến hành
1. Phác đồ huyệt
- Nguyên nhân do huyết hư, thủy châm các huyệt
+ Phong trì + Tâm du + Cách du
- Nguyên nhân do khí hư, thủy châm
+ Phong trì + Tam âm giao + Túc tam lý
- Nguyên nhân do tâm dương vượng
+ Phong trì + Khúc trì + Đại chùy
- Nguyên nhân do Tâm – Tỳ khuy tổn
+ Phong trì + Tâm du
+ Cách du + Túc tam lý.
- Nguyên nhân do Tâm - Thận bất giao
+ Phong trì + Túc tam lý + Thận du.
- Nguyên nhân do Can huyết hư
+ Phong trì + Can du + Cách du
- Nguyên nhân do Thận âm hư, Can, Đởm hoả vượng
+ Phong trì + Thận du.
2. Thủ thuật
Bước 1. Lấy thuốc vào bơm tiêm
Bước 2. Thử test
Bước 3. Tiến hành thủy châm Việc thủy châm vào huyệt vị phải nhẹ nhàng, dứt khoát theo các thì như sau
Thì 1 dùng hai ngón tay ấn và căng da vùng huyệt, sau đó tiến kim qua da vùng huyệt nhanh, dứt khoát vào đến huyệt, bệnh nhân thấy cảm giác tức nặng tại vị trí kim châm (cảm giác đắc khí)
Thì 2 từ từ bơm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt 1- 2 ml thuốc.
Thì 3 Rút kim nhanh qua da, sát trùng vị trí tiêm.
3. Liệu trình điều trị
Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm vào 2- 3 huyệt.
Một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2-3 liệu trình liên tục.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
2. Xử trí tai biến
- Vựng châm
Triệu chứng Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
Xử trí rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội quan. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.