Các bài viết liên quan
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
- CỨU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ GIẢM KHỨU GIÁC THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THỂ HÀN
XOA BÓP BẤM HUYỆT ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN
Quyết định số: 792/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00
Đại cương
Đau thần kinh liên sườn là đau ở một hay nhiều khoảng liên sườn, đôi khi vùng đau phân bố như một vành đai. Người bệnh thường đau tăng khi ho, hắt hơi, hít thở sâu, có lúc đau nhói như kim châm hoặc như điện giật. Ấn các kẽ sườn thấy đau tăng. Bệnh thường gặp trong các bệnh lý cột sống, chấn thương lồng ngực, zona…
Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng hiếp thống do can khí uất kết, can hỏa vượng hoặc do đàm ẩm, khí trệ, huyết ứ. Người bệnh thường đau một hoặc hai bên mạng sườn, ngực sườn đầy tức, dễ cáu giận, miệng đắng, mạch huyền khẩn.
Chỉ định điều trị
- Điều trị đau thần kinh liên sườn do lạnh, do viêm.
Chống chỉ định
- Đau thần kinh liên sườn do bệnh lý cột sống như Lao, U, Chấn thương cột sống.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh ngoài da vùng lưng trên, vùng ngực sườn.
- Bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu.
- Bệnh nhân đang sốt cao.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh loãng xương.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh..
2. Phương tiện
- Phòng xoa bóp bấm huyệt, giường xoa bóp bấm huyệt
- Gối, ga trải giường
- Bột talc
- Cồn sát trùng
3. Người bệnh
- Được hướng dẫn qui trình, vị trí bấm huyệt và đồng ý bấm huyệt.
- Tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
Các bước tiến hành
1. Thực hiện kỹ thuật
* Người bệnh nằm nghiêng
- Xoa, miết, day vùng lưng
- Ấn các huyệt
+ Hoa đà giáp tích tương ứng với vùng đau.
+ A thị huyệt.
2. Liệu trình điều trị
- Xoa bóp 30 phút/lần/ngày,
- Một liệu trình điều trị từ 10- 15 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh, có thể tiến hành 2-3 liệu trình liên tục.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
Toàn trạng, các triệu chứng kèm theo nếu có.
2. Xử trí tai biến
- Choáng
Triệu chứng Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
Xử trí dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.