Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH HỌNG MÀN HẦU LƯỠI GÀ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH HỌNG - MÀN HẦU BẰNG VẠT CƠ - NIÊM MẠC THÀNH SAU HỌNG
- PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN MANG TAI CÓ HOẶC KHÔNG BẢO TỒN DÂY VII
- PHẪU THUẬT CẮT BỎ THÙY NÔNG TUYẾN MANG TAI BẢO TỒN DÂY VII
- ĐẶT VAN PHÁT ÂM
- PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN HỌNG -THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT MỞ SỤN GIÁP CẮT DÂY THANH
- SINH THIẾT THANH QUẢN
CHÍCH RẠCH MÀNG NHĨ
Quyết định số: 3978/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 18/10/2012 12:00
Đại cương
Chích rạch màng nhĩ là thủ thuật nhằm dẫn lưu dịch hoặc mủ trong hòm nhĩ chảy ra.
Chỉ định điều trị
- Viêm tai giữa cấp ứ mủ hoặc đã vỡ mủ nhưng lỗ thủng quá nhỏ không đủ để dẫn lưu.
- Viêm tai ứ dịch.
Chống chỉ định
Nghi có u cuộn cảnh.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ khám Tai Mũi Họng.
- Dao chích rạch màng nhĩ.
3. Người bệnh
- Người lớn và trẻ lớn: ngồi quay tai bệnh về phía thầy thuốc.
- Trẻ bé: dùng khăn quấn chặt, một người bế và một người giữ.
Các bước tiến hành
- Lau sạch ống tai bằng dung dịch sát khuẩn.
- Tay trái đặt ống soi tai xác định rõ vị trí màng tai.
- Tay phải cầm dao chích nhĩ rạch một đường dài 2-3 mm ở 1/4 sau dưới màng nhĩ dọc theo đường rìa, giữa cán búa và khung nhĩ, mũi dao chỉ rạch màng nhĩ không đi sâu làm tổn thương đến thành trong (trong sau) sau hòm nhĩ. Rạch xong có dịch hoặc mủ chảy ra: lau hoặc hút sạch.
- Đặt 1 tente (miếng gạc nhỏ được gấp nhọn một đầu) tẩm dung dịch kháng sinh (chloramphenicol) vào ống tai ngoài, đầu tente chạm vào màng nhĩ để dẫn lưu. Rút tente sau 24 giờ, nếu còn dịch mủ thì đặt tiếp 1 tente khác để dẫn lưu cho tốt.
Tai biến và xử trí
Chích rạch sai vị trí có thể gây:
- Tổn thương xương con.
- Tổn thương cửa sổ tròn.
- Tổn thương ống tai ngoài.