Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐẶT ỐNG THÔNG KHÍ MÀNG NHĨ

ĐẶT ỐNG THÔNG KHÍ MÀNG NHĨ

Quyết định số: 3978/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 18/10/2012 12:00

Đại cương

Đặt ống thông khí màng nhĩ là thủ thuật đặt ống thông khí để tạo sự cân bằng áp lực bên trong và bên ngoài hòm tai.

Chỉ định điều trị

- Viêm tai thanh dịch.

- Tắc vòi nhĩ do V.A.

- Tắc vòi nhĩ do u vòm mũi họng (như K vòm).

- Viêm tai giữa, lỗ thông quá nhỏ không đủ dẫn lưu mủ.

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng cân nhắc trong những trường hợp người bệnh bị bệnh nội khoa kèm theo.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng trở lên.

2. Phương tiện

- Kính hiển vi phẫu thuật hoặc đèn gắn kính lúp.

- Dao chích rạch màng nhĩ.

- Ống thông khí màng nhĩ.

- Ống soi tai thích hợp.

- Ống hút các cỡ (vi phẫu).

- Kẹp vi phẫu thẳng.

- Que nhọn vi phẫu.

3. Người bệnh

- Trẻ em: gây mê.

- Người lớn: có thể gây tê cục bộ.

Các bước tiến hành

- Khử trùng ống tai và màng nhĩ.

- Chích rạch màng nhĩ (góc trước dưới).

- Hút sạch trong hòm tai qua lỗ thông.

- Đặt ống thông khí qua lỗ chích rạch.

- Đặt tente tẩm thuốc sát khuẩn vào ống tai.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT

- Cần theo dõi trong tuần đầu để kiểm tra tình trạng của ống thông khí, nếu có nhiều dịch, cần hút sạch.

- Ống thông khí có thể đặt từ 6 tháng đến 1 năm.

- Trong thời gian đặt ống tránh để nước vào tai.

- Rút ống thông: cần kiểm tra thính lực và kiểm tra ống thông.

Tai biến và xử trí

- Tụt ống thông khí: cần đặt lại qua các bước như trên. Nếu tụt vào trong hòm tai: giải phóng màng nhĩ để lấy ra.

- Điếc tiếp nhận: thường do thì chích rạch thô bạo và không đúng vị trí.

- Trật khớp xương con: phải phẫu thuật đặt lại.

- Viêm tai sau đặt ống: chỗ đặt ống không liền, gây thủng màng nhĩ, cần cho kháng sinh toàn thân và làm thuốc tai.

- Tắc ống thông khí: cần được kiểm tra dưới kính hiển vi, hút và làm sạch nút tắc khỏi lỗ thông.

- Cholesteatoma tai (hiếm gặp).