Các bài viết liên quan
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
- GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
- CỨU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ GIẢM KHỨU GIÁC THỂ HÀN
- CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THỂ HÀN
CỨU ĐIỀU TRỊ NẤC THỂ HÀN
Quyết định số: 792/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 12/03/2013 12:00
Đại cương
Cứu các huyệt vị theo phác đồ nhằm cắt cơn nấc và hết nấc.
Chỉ định điều trị
- Nấc do ăn uống.
- Nấc do lạnh.
- Nấc sau phẫu thuật ổ bụng.
Chống chỉ định
- Nấc do khối u chèn ép
- Nấc do ung thư di căn dạ dày.
- Nấc do hẹp môn vị (bệnh loét dạ dày hành tá tràng có chỉ định ngoại khoa).
Chuẩn bị
1. Người thực hiện Bác sỹ, Y sỹ, Lương y được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh..
2. Phương tiện
- Dao sắc thái gừng, khay, hộp đựng ngải, các miếng gừng đã thái dày 2-3 mm
- Lá ngải cứu phơi khô, tán nhỏ, bỏ những lá xơ, cuống lá, diêm.
3. Người bệnh
- Có hồ sơ bệnh án được chẩn đoán theo YHHĐ và YHCT có các xét nghiệm và thăm dò chức năng chuyên khoa, các huyệt cứu với thời gian và thủ pháp cụ thể.
- Người bệnh được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị
- Tư thế người bệnh nằm bộc lộ huyệt cần cứu lên trên.
Các bước tiến hành
1. Phác đồ huyệt
+ Thiên đột | + Khí xá | + Đản trung |
+ Thiên khu | + Nội quan | + Chương môn |
+ Trung quản | + Tam âm giao | + Túc tam lý |
2. Thủ thuật cứu
- Chế mồi ngải, điếu ngải Dùng 3 đầu ngón tay 1,2,3 lấy một ít ngải nhung để lên một miếng ván nhỏ, nhúm và ấn nhẹ xuống để tạo thành hình tháp, nhỏ bằng hạt ngô hoặc cuốn ngải thành điếu như cuộn thuốc lá vỏ ngoài bằng giấy bản
- Khi đốt đặt mồi ngải lên miếng gừng, châm đầu que diêm lên đỉnh mồi ngải, thổi cho tắt lửa rồi đặt lên vùng huyệt định cứu. Nếu nóng có thể lót thêm miếng gừng khác
- Khi cháy hết mồi ngải gạt tàn vào khay, làm lại mồi ngải trên miếng gừng khác như trên.
- Hoặc đốt điếu ngải, hơ sát da vùng huyệt, khi bệnh nhân nóng thì nhấc ra xa rồi lại đưa lại gần, tiếp tục như trên.
3. Liệu trình điều trị
- Thời gian Mỗi huyệt cứu 3 mồi x 5 phút/ một mồi = 15 phút
- Mức độ nóng Bệnh nhân thấy nóng vừa phải vùng huyệt cứu, nếu nóng nhiều có thể lót thêm miếng gừng nữa.
Cứu một ngày 1 đến 2 lần, một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2-
3 liệu trình liên tục.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
2. Xử trí tai biến
+ Bỏng trên những bệnh nhân thể hàn bị giảm hoặc mất cảm giác nông (đau và nóng - lạnh) dễ bị bỏng. Thường bỏng độ I, dùng thuốc mỡ vaseline bôi và băng lại, tránh nhiễm trùng.
+ Cháy Người già hoặc trẻ em giẫy giụa hoặc vô tình làm đổ mồi ngải gây cháy, nên không được cứu nhiều huyệt một lúc và không được rời bệnh nhân để làm việc khác khi cứu.