Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH HỌNG MÀN HẦU LƯỠI GÀ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH HỌNG - MÀN HẦU BẰNG VẠT CƠ - NIÊM MẠC THÀNH SAU HỌNG
- PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN MANG TAI CÓ HOẶC KHÔNG BẢO TỒN DÂY VII
- PHẪU THUẬT CẮT BỎ THÙY NÔNG TUYẾN MANG TAI BẢO TỒN DÂY VII
- ĐẶT VAN PHÁT ÂM
- PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN HỌNG -THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT MỞ SỤN GIÁP CẮT DÂY THANH
- SINH THIẾT THANH QUẢN
SINH THIẾT HỐC MŨI
Quyết định số: 3978/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 18/10/2012 12:00
Đại cương
Là một thủ thuật nhằm lấy một mảnh tổ chức bệnh lý ở trong hốc mũi để làm xét nghiệm mô bệnh học.
Chỉ định điều trị
Các tổn thương bệnh lý của hốc mũi hoặc sàng hàm lan ra hốc mũi cần xác định mô bệnh học.
Chống chỉ định
- Các phình mạch.
- Sa màng não.
- U máu, u xơ mạch (chống chỉ định tương đối).
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
2. Phương tiện
- Dụng cụ:
+ Bộ dụng cụ khám tai mũi họng.
+ Kẹp sinh thiết.
+ Bấc, gelaspon.
- Thuốc: xylocain 3% hoặc 6% (bơm xịt và đặt bấc).
3. Người bệnh
Thăm khám người bệnh và giải thích rõ.
4. Hồ sơ bệnh án
- Xét nghiệm cơ bản: máu chảy, máu đông.
- Chụp phim X-quang: Blondeau, Hirtz nếu cần.
Các bước tiến hành
- Tư thế người bệnh có thể ngồi hoặc nằm.
- Thầy thuốc ngồi đối diện hoặc đứng ở bên phải khi người bệnh nằm.
- Gây tê bằng xylocain 3% hoặc 6% bằng bơm xịt và đặt bấc xylocain.
- Dùng kẹp bấm một mảnh tổ chức nghi ngờ, tốt nhất là bấm ở vùng rìa tổn thương, không bấm vào tổ chức hoại tử.
- Bỏ tổ chức vừa bấm vào dung dịch cố định.
- Đặt gelaspon hoặc bấc cầm máu và rút sau 24 giờ.
VI. THEO DÕI
Rút bấc sau 24 giờ nếu phải nhét bấc mũi.
Tai biến và xử trí
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu: thường chỉ có rỉ ít máu sau khi đặt bấc thấm thuốc co mạch thì tự cầm. Nếu chảy máu nhiều phải đặt bấc.
- Nhiễm khuẩn: cho kháng sinh dự phòng.
- Sốc: chống sốc.