Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH HỌNG MÀN HẦU LƯỠI GÀ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH HỌNG - MÀN HẦU BẰNG VẠT CƠ - NIÊM MẠC THÀNH SAU HỌNG
- PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN MANG TAI CÓ HOẶC KHÔNG BẢO TỒN DÂY VII
- PHẪU THUẬT CẮT BỎ THÙY NÔNG TUYẾN MANG TAI BẢO TỒN DÂY VII
- ĐẶT VAN PHÁT ÂM
- PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN HỌNG -THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT MỞ SỤN GIÁP CẮT DÂY THANH
- SINH THIẾT THANH QUẢN
PHẪU THUẬT TỊT LỖ MŨI SAU BẨM SINH
Quyết định số: 3978/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 18/10/2012 12:00
Đại cương
Tịt lỗ mũi sau bẩm sinh là sự tồn tại ở cửa mũi sau một màng chắn có thể là một màng trong, có thể là sụn hoặc xương, làm không khí không đi từ cửa mũi trước qua cửa mũi sau được.
Phẫu thuật nhằm mở lỗ mũi sau bị tịt, tạo đường lưu thông không khí qua mũi.
Chỉ định điều trị
- Tất cả các trường hợp tịt lỗ mũi sau bẩm sinh đều phải tiến hành phẫu thuật.
- Nếu tịt 1 bên mũi thì việc phẫu thuật có thể trì hoãn được.
Chống chỉ định
- Trẻ có những dị tật kèm theo như sa màng não vào hốc mũi.
- Trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp sốt, ho hoặc 1 bệnh cấp tính như ỉa chảy, viêm màng não
- Trẻ có bệnh về máu như chảy máu kéo dài, bệnh máu chậm đông
- Thận trọng khi trẻ có các dị tật tim mạch, thần kinh kèm theo.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
2. Phương tiện
- Soi mũi nhỏ có cán.
- Có thể dùng bộ nội soi phóng đại.
- Ống thông Itard.
- Búa và đục nhỏ thẳng cỡ 2mm, 4mm, 6mm.
- Kim chọc (trôca).
- Ống thông Nelaton.
- Giũa Rasp.
- Ống nong,
- Máy khoan, lưỡi khoan.
- Bộ dao cắt - hút.
3. Người bệnh
- Trẻ phải được khám xét tỉ mỉ về lâm sàng, cận lâm sàng (X-quang) để có chẩn đoán xác định là tịt cửa mũi sau và độ dày, phải loại trừ màng não sa vào hốc mũi. Đánh giá đúng vị trí tịt, bản chất màng tịt màng mỏng, sụn hay xương.
- Khám toàn thân, lưu ý vấn đề hồi sức kiểm tra tim phổi chuẩn bị thật tốt (nếu phải gây mê).
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung.
Các bước tiến hành
1. Trường hợp màng bịt mỏng
- Lấy ống thông Nelaton hoặc ống thông Engom chọc mạnh qua màng bịt lỗ mũi sau.
- Hoặc dùng ống thông Itard chọc thủng màng bịt lỗ mũi sau.
- Hoặc cắt bằng dao cắt hút qua nội soi (microdebrider).
2. Trường hợp là sụn, xương
2.1. Vô cảm
Gây mê nội khí quản.
2.2. Kỹ thuật
- Đặt ephedrin 1% hoặc adrenalin 1/3000 - 1/5000.
- Dùng kim chọc dò thử, nếu không xuyên được dùng đục, đục từ trước ra sau kích thước từ 2 mm trở lên tùy theo tuổi hoặc dùng khoan mở rộng lỗ tịt xương, sụn.
- Đặt nong bằng 1 ống nhỏ vòng qua cửa mũi sau để giữ cho đường vừa mở được thông.
- Cố định ống nong.
- Giữ ống nong trong 6 tháng.
Tai biến và xử trí
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu: nhét bấc cầm máu.
- Phòng nhiễm khuẩn bằng kháng sinh.
- Vỡ thành trên sọ tổn thương đáy sọ: không đục quá sâu.
- Vỡ sàn mũi tổn thương hàm ếch: khâu lại.
- Tổn thương vách ngăn, các cuốn mũi: cần sửa lại.