Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH HỌNG MÀN HẦU LƯỠI GÀ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH HỌNG - MÀN HẦU BẰNG VẠT CƠ - NIÊM MẠC THÀNH SAU HỌNG
- PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN MANG TAI CÓ HOẶC KHÔNG BẢO TỒN DÂY VII
- PHẪU THUẬT CẮT BỎ THÙY NÔNG TUYẾN MANG TAI BẢO TỒN DÂY VII
- ĐẶT VAN PHÁT ÂM
- PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN HỌNG -THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN THANH QUẢN TRÊN NHẪN
- PHẪU THUẬT MỞ SỤN GIÁP CẮT DÂY THANH
- SINH THIẾT THANH QUẢN
NẠO V.A
Quyết định số: 3978/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 18/10/2012 12:00
Đại cương
Nạo V.A là lấy bỏ toàn bộ tổ chức V.A và amidan vòi mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng.
Chỉ định điều trị
- V.A quá phát gây cản trở đường thở.
- V.A hay bị viêm tái đi tái lại.
- V.A gây viêm kế cận.
- Về tuổi: không có giới hạn nhưng thường chỉ định nạo cho trẻ khoảng trên 1 tuổi.
Chống chỉ định
- Các bệnh về máu.
- Đang có viêm nhiễm cấp tính.
- Lao sơ nhiễm.
- Trẻ hở hàm ếch.
- Đang ở vùng có dịch lây qua đường hô hấp.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
2. Phương tiện
- Bộ thìa nạo V.A Moure.
- Hoặc dụng cụ nạo La Force.
- Dụng cụ cầm máu: kẹp, bông cầu...
3. Người bệnh
- Nhịn ăn uống ít nhất 3 giờ trước nạo.
- Lấy mạch, nhiệt độ, nghe tim phổi.
- Người bệnh được quấn khăn, có người bế và giữ đầu.
4. Hồ sơ bệnh án
- Xét nghiệm cơ bản về máu: thời gian máu chảy, máu đông.
- Chiếu (chụp) tim phổi (nếu có điều kiện).
Các bước tiến hành
- Nạo V.A vòm bằng thìa nạo Moure có rổ.
- Nạo V.A vòi bằng thìa Moure không rổ.
- Cầm máu: dùng kẹp Kocher dài kẹp chặt quả bông cầu tẩm oxy già ấn sát lên trần vòm trong 1 - 2 phút. Nếu dùng dụng cụ La Force thì chỉ cần nạo một lần và dùng ngay rổ của dụng cụ tì ép vào nóc vòm để cầm máu.
VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
- Theo dõi chảy máu tối thiểu trong 1 giờ đầu, sau 1-2 giờ mới cho ăn.
- Theo dõi các tai biến khác.
- Khám lại sau một ngày.
Tai biến và xử trí
1. Chảy máu
- Nạo chưa hết: nạo lại.
- Tổn thương thành sau họng: cầm máu kỹ bằng bông cầu, dùng kháng sinh và theo dõi.
- Chảy máu muộn sau vài ngày: kháng sinh, thuốc cầm máu.
2. Dị vật đường thở
- Do mảnh V.A hoặc cục máu đông rơi vào đường thở: lấy dị vật, cho kháng sinh, theo dõi.
- Do tuột cục bông cầu vào họng: nhanh chóng dùng ngón tay trỏ móc cục bông lên miệng rồi gắp ra.
3. Ngừng thở
Thường do trẻ quá sợ hãi hoặc thao tác quá thô bạo: kích thích cho trẻ thở lại, thở oxy, nằm nghỉ.
4. Nhiễm khuẩn
Nhỏ mũi, dùng kháng sinh sau nạo.