Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CHỈNH HÌNH CỘT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG (TLSO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CỘT SỐNG THẮT LƯNG MỀM
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỨNG
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG GIẦY DÉP CHO NGƯỜI BỆNH PHONG
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP CỔ BÀN TAY (WHO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP CỔ BÀN CHÂN (AFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP GỐI CỔ BÀN CHÂN (KAFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP TRÊN GỐI CÓ KHỚP HÁNG (HKAFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP DẠNG KHỚP HÁNG (SWASH) (Ảnh)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHÂN GIẢ DƯỚI GỐI
KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP BÀN CHÂN (FO)
Quyết định số: 54/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 06/01/2014 12:00
Đại cương
- Nẹp FO (Foot Orthosis) là nẹp nâng đỡ dưới lòng bàn chân.
- Nẹp được sử dụng để giữ bàn chân ở tư thế trung gian.
- Nẹp được đi và cố định trong giầy hoặc dép
Chỉ định điều trị
- Bàn chân khoèo
- Bàn chân bẹt, lõm
- Bàn chân vẹo trong, vẹo ngoài
Chống chỉ định
Người bệnh bị loét tỳ đè bàn chân
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình.
2. Phương tiện: Nẹp FO
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ về các bước sử dụng nẹp FO
- Người bệnh ở tư thế ngồi
4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng bàn chân của người bệnh.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
Người bệnh ở tư thế ngồi thỏa mái để thuận tiện cho việc đi nẹp AFO.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bước 1: Gấp bàn chân về phía mu chân rồi đặt nẹp FO xuống mặt dưới bàn chân (có thể lắp trước nẹp FO vào trong giày hoặc dép)
- Bước 2: Giữ chặt nẹp với bàn chân đồng thời xỏ chân vào giày hoặc dép, buộc chặt dây.
- Bước 3: Cho người bệnh đứng dậy đi lại thử bằng nẹp.
Tai biến và xử trí
Khi mang nẹp FO, người bệnh cần phải được hướng dẫn kiểm tra để phát hiện sớm dấu hiệu loét ở các vùng tỳ đè.
Loét tì đè là tai biến có thể gặp khi sử dụng nẹp FO.