Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Phthirus pubis (Rận mu) soi tươi

Phthirus pubis (Rận mu) soi tươi

Quyết định số: 26/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

1. Mục đích

Phát hiện hình thái Phthirus pubis gây bệnh ngoài da

2. Nguyên lý

Dưới tác dụng của KOH 10% biểu mô sừng mềm và mỏng do đó bộc lộ hình thái Phthirus pubis.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Người thực hiện: Cán bộ xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh - Ký sinh trùng.

- Người nhận định và phê duyệt kết quả: Cán bộ có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên ngành Vi sinh - Ký sinh trùng

2. Phương tiện, hóa chất

Phương tiện, hóa chất như ví dụ dưới đây hoặc tương đương.

2.1 Trang thiết bị

Bàn lấy bệnh phẩm

2.2 Dụng cụ, hóa chất và vật tư tiêu hao (bao gồm nội kiểm, ngoại kiểm)

STT

Chi phí hóa chất, vật tư tiêu hao

Đơn vị

Số lượng

1

Lược mau

Cái

1,000

2

Giấy trắng

Tờ

1,000

3

Găng tay

Đôi

1,000

4

Kính núp

Cái

1,000

3. Bệnh phẩm

Vẩy da, sợi lông mu

4. Phiếu xét nghiệm

Điền đầy đủ thông tin theo mẫu phiếu yêu cầu

Các bước tiến hành

1. Lấy bệnh phẩm

- Dùng kính lúp soi vùng lông và da mu

- Chú ý vùng chân lông tìm rận mu

- Ở thân lông có thể tìm thấy trứng rận

2. Các bước tiến hành

2.1. Dùng lược mau chải từ chân lông ra ngọn một cách nhẹ nhàng .

2.2. Đặt tờ giấy trắng vuông góc vùng da mu và song song với lược mau.

2.3. Dùng kính lúp soi vào tờ giấy trắng tìm rận hoặc có thể soi vào vùng da mu và thân lông tìm ấu trùng, trứng rận.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Dùng vật kính 10X để quan sát

- Rận mu:

+ Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu có vòi, ăng ten, mắt đơn, ngực có 3 đốt, bụng có 9 đốt.

+ Rận trưởng thành có 3 cặp chân, ấu trùng có 4 cặp chân đối xứng nhau.

- Ngoài ra, trên tiêu bản có thể thấy trứng rận bám trên thân lông.

Tai biến và xử trí

1. Sai sót

- Cần phân biệt rận mu với: Chấy, Ghẻ và các loại Rận trên súc vật.

- Người bệnh dùng thuốc diệt ký sinh trùng

2. Xử trí

- Khi tìm thấy rận mu theo đúng mô tả như trên là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định.

- Người bệnh bôi thuốc diệt ký sinh trùng phải ngừng từ 3-5 ngày.