Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT NẠO RÒ HẠCH LAO VÙNG BẸN

PHẪU THUẬT NẠO RÒ HẠCH LAO VÙNG BẸN

Quyết định số: 1918/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/06/2012 12:00

Đại cương

Thực tế có thể gặp người bệnh với một hoặc nhiều hạch lao vùng bẹn bị áp xe hóa, rò mủ dai dẳng, thường để lại sẹo xấu. Việc mổ nạo rò phối hợp với điều trị nội khoa là cần thiết.

Chỉ định điều trị

Tổn thương hạch lao vùng bẹn rò mủ.

Chống chỉ định

Người bệnh có các rối loạn về hô hấp, tim mạch cấp, rối loạn chức năng đông/chảy máu.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên nắm vững kỹ thuật mổ chuyên khoa.

- Gây mê viên: gây mê có kinh nghiệm, theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ người bệnh trong và sau phẫu thuật.

2. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật trung phẫu.

3. Người bệnh

Được giải thích kỹ về cuộc phẫu thuật và tình hình bệnh tật, khả năng hồi phục tổn thương.

4. Hồ sơ bệnh án

- Đầy đủ theo qui định: thủ tục hành chính, cam đoan chấp nhận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức.

- Ghi nhận xét trước phẫu thuật về tình trạng người bệnh, mức độ tổn thương.

- Các xét nghiệm về máu, nước tiểu, điện tim, trong giới hạn cho phép phẫu thuật.

- Xquang phổi thường quy tìm tổn thương phối hợp (lao phổi, lao hạch trung thất).

- Siêu âm bụng tìm tổn thương hạch nếu có.

Các bước tiến hành

1. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa, bộc lộ vùng bẹn dự định phẫu thuật.

2. Vô cảm

Gây mê tĩnh mạch.

3. Kỹ thuật

- Sát trùng rộng rãi vùng bẹn bằng dung dịch betadine.

- Dùng thìa nạo, nạo trực tiếp vào các đường rò, có thể mở rộng đường rò bằng dạo điện nếu thấy cần thiết.

- Lưu ý tránh các mạch máu, thần kinh vùng bẹn.

- Nạo đến tận đáy hạch, tìm các đường thông nhau giữa các hạch bị lao và nạo sạch, cầm máu kỹ.

- Rửa vùng mổ bằng nước ôxy già và betadine.

- Kiểm tra an toàn vùng phẫu thuật.

- Thường không khâu da.

- Có thể đặt các bấc gạc vào miệng các vết rò và thay bấc gạc hàng ngày.

- Có thể nạo rất nhiều hạch ở hai bên bẹn trong một lần phẫu thuật.

- Lấy hạch và tổ chức đường rò làm xét nghiệm mô bệnh, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ vi khuẩn.

Tai biến và xử trí

1. Theo dõi

Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

2. Xử lý

- Thuốc giảm đau.

- Kháng sinh chống bội nhiễm 3-5 ngày.

- Thường không phải xử lý gì đặc biệt.

- Lưu ý: dùng thuốc chống lao đầy đủ theo phác đồ quy định ngay sau khi phẫu thuật.