Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT VÁ DA DIỆN TÍCH > 10 CM2
- PHẪU THUẬT VÁ DA DIỆN TÍCH 5 – 10 CM2
- PHẪU THUẬT VÁ DA DIỆN TÍCH < 5 CM2
- PHẪU THUẬT LÀM SẠCH Ổ KHỚP
- PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM PHỨC TẠP
- PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM ĐƠN GIẢN RÁCH DA ĐẦU
- PHẪU THUẬT GỠ DÍNH KHỚP GỐI
- PHẪU THUẬT KHX GÃY LỒI CẦU XƯƠNG KHỚP NGÓN TAY
- CHỈNH HÌNH TẬT DÍNH QUAY TRỤ TRÊN BẨM SINH
- CHỈNH HÌNH TRONG BỆNH ARTHOGRYPOSIS (VIÊM DÍNH NHIỀU KHỚP BẨM SINH)
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRẬT BÁNH CHÈ MẮC PHẢI
Quyết định số: 5728/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 21/12/2017 12:00
Đại cương
Trật bánh chè mắc gặp sau chấn thương nặng vùng gối
Trật xương bánh chè có nhiều phương pháp điều trị, tỷ lệ trật tái hồi cao, trong quá trình điều trị ta phải đánh giá toàn diện các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ vững xương bánh chè như hình thái học của khớp ,hoạt động gân cơ, cân bằng phần mềm để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế biến chứng trật tái hồi.
Chỉ định điều trị
Người bệnh bị trật bánh chè mắc phải
Chống chỉ định
- Vết thương phần mềm viêm nhiễm
- Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề, nhiều nốt phỏng...
- Có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trị ổn định: đái tháo đường, cao huyết áp...
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
2. Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
3. Phương tiện: khoan xương nẹp bản nhỏ và vít 3.5mm
4. Hồ sơ bệnh án: theo qui định
Các bước tiến hành
1. Vô cảm: Gây tê tủy sống
2. Kỹ thuật:
- Phẫu thuật kết hợp xương:
+ Đường rạch: Rạch da mặt trước gối
+ Bộc lộ cánh ngoài và cánh trong bánh chè
+ Di động cánh ngoài bánh chè
+ Tạo hình cánh trong bánh chè, chuyển điểm bám gân bánh chè tùy tùng trường hợp
+ Cố định các thành phần bằng Vis hoặc kim Kirschner.
+ Cầm máu
+ Đặt 1 dẫn lưu.
+ Khâu vết mổ
+ Bó ống bột rạch dọc
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
- Nếu kết hợp xương vững: cho tập vận động sớm các khớp lân cận.
- Dùng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề 5-7 ngày.
- Rút dẫn lưu sau 48 giờ
- Tháo phương tiện kết hợp xương sau 18 tháng nếu xương liền tốt
2. Tai biến và xử trí
Nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Trường hợp nặng nhiễm khuẩn vào ổ gãy phải tháo phương tiện kết hợp xương.