Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHX GÃY TRẬT XƯƠNG GÓT

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHX GÃY TRẬT XƯƠNG GÓT

Quyết định số: 5728/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 21/12/2017 12:00

Đại cương

Gãy loại gãy xương bàn chân thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn ngã cao, tai nạn giao thông.
Kết quả điều trị còn nhiều hạn chế.

Chỉ định điều trị

Tất cả người bệnh gãy trật xương gót.

Chống chỉ định

Vết thương phần mềm viêm nhiễm.
Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: Sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng.
Có bệnh toàn thân nặng như tim mạch, đái tháo đường...cần được điều trị ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
2. Người bệnh và gia đình:
Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật và các tai biến có thể gặp.
Vệ sinh, cắt móng tay, móng chân, thay băng, vệ sinh vết thương. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
3. Phương tiện:
Bộ dụng cụ kết hợp xương đùi
Ga rô, khoan xương, nẹp mắt xích, vít các cỡ, kim Kirschner.
4. Hồ sơ bệnh án:
Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình

Các bước tiến hành

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, độn mông, ga rô gốc chi.
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống.
3. Kỹ thuật:
Đường rạch: Đường phía ngoài bàn chân hình chữ L. Chú ý tránh tổn thương gân mác bên ngắn, dài.
Bộc lộ rõ diện gãy: Bộc lõ các mảnh gãy, diện khớp sên-gót. Làm sạch diện gãy
Đặt lại ổ gãy: Phục hồi diện gãy sên-gót và góc Bohler. Cố định bằng nẹp mắt xích, vit 3 3,5 hoặc 4,5.
Bơm rửa vùng mổ Bỏ ga rô, cầm máu. Đặt 1 dẫn lưu
Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu. Băng vết mổ

Tai biến và xử trí

1. Theo dõi:
Mạch, nhiệt độ, nhịp thở
Tình trạng vết mổ: Chảy máu, sưng nề, nhiễm trùng... Dùng kháng sinh 5 – 7 ngày, thuốc giảm đau sau mổ Rút dẫn lưu sau 48 giờ.
Nếu kết hợp xương vững: Cho cử động sớm các khớp lân cận.
2. Xử trí:
Tụ máu: Tách chỉ vết mổ, lấy máu tụ
Nhiễm khuẩn: Tách chỉ, làm sạch, nạo viêm, lấy bỏ dụng cụ kết hợp xương (tùy mức độ nhiễm trùng).