Bệnh hô hấp tăng cao, mối lo cho mọi người

105lượt xem

3 năm trước

Ngày 5/10/2017 bé Đoàn Khánh Đ, 5 tháng tuổi, nhà ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang vào viện vì khó thở, bỏ bú. Mẹ em kể em mới bệnh mới ngày hôm qua, khởi đầu bé sốt, ho, sổ mũi, sáng nay ho nhiều, thở khò khè, ói, bỏ bú, bụng thở thoi thóp nên vội đưa vào bệnh viện. Bác sĩ khám thấy bé Đ bị tím tái, thở rút lõm ngực nặng, nên chẩn đoán là viêm phổi rất nặng, khẩn trương cho bé thở oxy áp lực cao, truyền dịch, bơm thuốc cho cháu, sau nhiều giờ tích cực cấp cứu, bé Đ hết tím, thở dễ hơn, tình trạng cải thiện tốt.

Đây là một trong những bệnh lý viêm phổi cấp tính xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, khiến cho tỉ lệ bệnh hô hấp tăng cao. Nguyên nhân do hiện nay thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường, nắng mưa bất chợt, độ ẩm không khí tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi trùng và vi rút phát triển. Những người già và trẻ em là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì có sức đề kháng kém.

 

Bé Đ. 5 tháng tuổi đang điều trị tại BVĐK Trung tâm Tiền Giang

Bé Đ, 5 tháng tuổi đang điều trị tại BV Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

 

Về chuyên môn, Các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau như ho, sốt, chảy mủi, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, lồng ngực bị rút lõm khi thở vào, cơ thể tím tái, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, co giật, li bì, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Diễn biến của bệnh từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng rất nhanh, mang tính ồ ạt là đặc điểm chung của hầu hết các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi phát bệnh thường là “tập hợp” bệnh cảm, viêm họng, viêm mũi… và có thể diễn tiến nghiêm trọng. Vì vậy, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bệnh nào, bà con nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời.

Để phòng bệnh, bà con mình cần nâng cao sức đề kháng cho các cháu bằng cách cho bé an chế độ dinh dưỡng phù hợp, nếu còn bú mẹ nen tiếp tục khuyến khích cho bú không hạn chế số lần và thời gian, vì nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời không chỉ giúp bé giảm nguy cơ viêm phổi mà còn giảm hẳn nguy cơ nhiễm trùng họng, tai của bé. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày của bé. Chủ động tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là vắc-xin ho gà, sởi, cúm, lao. Tránh cho bé tiếp xúc với với những người có biểu hiện bệnh. Đặc biệt, tránh những môi trường có khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú, bụi nhà.... Luôn giữ ấm cơ thể cho bé khi trời trở lạnh, trời mưa. Tích cực điều trị các bệnh hô hấp kéo dài như hen phế quản, lao, viêm tai giữa mãn tính.

Báo sức khỏe & đời sống

105lượt xem

Hiểu đúng về bệnh Thalassemia

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 01:49

Cắt amidan có gây rối loạn tiền đình?

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 01:49

Hở van tim hai lá có phải mổ?

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 01:49

Khắc phục hôi miệng

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Bạn có thể bị cơn đau tim nhưng không biết

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Hay ngất, mắc bệnh gì?

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Nguy hiểm do không đi khám thai

Báo sức khỏe & đời sống

12/12/2021 03:49

Những yếu tố nguy cơ có thể gây đau tim âm thầm

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Ứng phó với bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thế nào?

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Tính chỉ số BSA

Sử dụng công cụ này để tính tổng diện tích bề mặt cơ thể của 1 người tính trên m2 da

Bạn cao bao nhiêu? (cm)

Cân nặng của bạn? (kg)