Làm việc quá nhiều làm tăng nguy cơ rung nhĩ

100lượt xem

3 năm trước

Người dẫn đầu nghiên cứu Mika Kivimaki giáo sư về dịch tễ học tại Đại học London nói: “Kết quả nghiên cứu cho thấy làm việc quá nhiều có liên quan với tăng nguy cơ rung nhĩ, một chứng loạn nhịp tim thường gặp nhất. Do rung nhĩ từ lâu đã được biết là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đây có thể là một trong những lý do vì sao nguy cơ đột quỵ tăng ở những người làm việc nhiều”.

Trong nghiên cứu này, nhóm của giáo sư Kivimaki đã theo dõi kết quả của gần 85.500 người ở Anh, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan. Kết quả cho thấy những người làm việc ≥ 55 giờ/tuần tăng khoảng 44% khả năng bị rung nhĩ trong vòng 10 năm so với những người làm việc từ 35-40 giờ/tuần.

Giáo sư Kivimaki cho biết rung nhĩ được biết là góp phần gây đột quỵ, song nó cũng dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác như suy tim và sa sút trí tuệ có liên quan tới đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người phải làm việc nhiều nên thực hiện các bước để giảm nguy cơ. Ngoài giảm cân, kiểm soát huyết áp, bỏ thuốc lá, bạn cũng nên tìm cách để giảm stress – việc này không chỉ giúp phòng ngừa rung nhĩ mà còn thúc đẩy lối sống lành mạnh.

Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng, nghiên cứu này chỉ cho thấy mối liên quan chứ không chứng minh mối quan hệ nhân quả, và các kết quả nên được phiên giải một cách thận trọng. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí European Heart Journal ngày 14/7.

Báo sức khỏe & đời sống

100lượt xem

Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhịp tim

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Bệnh nhân viên văn phòng thường mắc

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Bệnh viêm V.A mạn tính

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Vì sao bạn không được bỏ bữa?

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Vì sao cán bộ văn phòng dễ bị tăng cân ?

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Sốt xuất huyết dễ chuyển nặng trên trẻ béo phì

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

6 nguyên nhân gây ra chuột rút

Báo sức khỏe & đời sống

11/12/2021 08:49

Tính chỉ số BSA

Sử dụng công cụ này để tính tổng diện tích bề mặt cơ thể của 1 người tính trên m2 da

Bạn cao bao nhiêu? (cm)

Cân nặng của bạn? (kg)