Tra cứu  ›  Tra cứu bệnh  ›  ĐÁI HUYẾT SẮC TỐ KỊCH PHÁT BAN ĐÊM

ĐÁI HUYẾT SẮC TỐ KỊCH PHÁT BAN ĐÊM

Quyết định số: 1494/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 20/04/2015 12:00

Đại cương

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (Paraxysmal noctural hemoglobinuria - PNH) là thuật ngữ mô tả những biểu hiện lâm sàng của tình trạng phá hủy hồng cầu và giải phóng huyết sắc tố vào nước tiểu vào ban đêm. Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm được coi là một tiền lơ xê mi (Preleukemia).

Chẩn đoán

Xếp loại

PNH cổ điển

PNH kết hợp tổn thương tủy xương

PNH không có biểu hiện lâm sàng

Mức độ tan máu trong lòng mạchNước tiểu đỏ rõ (đái huyết sắc tố đại thể thường xuyên và kéo dài)Nhẹ đến trung bình (đái huyết sắc tố đại thể thường xuyên và kéo dài)Không có bằng chứng lâm sàng hay xét nghiệm hóa sinh có tan máu trong lòng mạch
Tủy xươngHồng cầu tủy xương tăng sinh với hình thái bình thường hoặc gần bình thường (hiếm gặp bất thường nhiễm sắc thể)Có kết hợp tổn thương tủy xương (Suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy)Có kết hợp tổn thương tủy xương (Suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy)
Đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry: FC)Tỷ lệ dòng bạch cầu hạt* thiếu hụt CD55 và CD59 >50%Tỷ lệ dòng bạch cầu hạt* thiếu hụt CD55 và CD59 < 50%Tỷ lệ dòng bạch cầu hạt* thiếu hụt CD55 và CD59 rất thấp <1%, phải xét nghiệm bằng FC độ phân tích cao
Hiệu quả điều trị EculizumabCó hiệu quảTùy theo tỷ lệ quần thể tế bào PNHKhông có hiệu quả

Điều trị

4.1. Phương hướng điều trị

a. Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm cổ điển

- Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại là phương pháp có hiệu quả cao nhất.

- Thuốc nhắm đích eculizumab cũng có hiệu quả cao.

- Điều trị corticoid cách ngày có tác dụng đối với tan máu nhưng hiệu quả không cao.

b. Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm có giảm sinh tủy

- Nên điều trị ức chế miễn dịch nhằm cải thiện các tế bào máu.

c. Người bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm có suy tủy xương nặng

- Hướng điều trị gồm ghép tế bào gốc đồng loại hoặc cyclophosphamid liều cao hoặc điều trị ATG kết hợp cyclosporin A.

- Nếu người bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm chưa đủ tiêu chuẩn xếp nhóm suy tủy xương nặng thì theo dõi hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Điều trị thiếu máu

- Trước khi bắt đầu điều trị cần phải đánh giá để có hướng điều trị: Mức độ thiếu máu do tan máu hay do giảm chức năng tủy xương. Có thiếu sắt do đái huyết sắc tố hay không.

- Điều trị thiếu máu: Truyền khối hồng cầu, bổ sung sắt trong trường hợp sắt giảm.

4.2.2. Điều trị tan máu

a. Methylprednisolone: Có thể điều trị 1 thời gian ngắn (1 tuần) các trường hợp tan máu cấp. Một số điều trị dự phòng phá hủy hồng cầu thì có thể điều trị kéo dài.

b. Androgen: Ít hiệu quả.

c. Eculizumab

- Liều dùng:

+ Liều khởi đầu: Mỗi tuần 1 lần với liều 600mg/ngày x 4 tuần. Sau liều khởi đầu 1 tuần: 900mg/ngày, 1 lần. Duy trì: 900mg/ngày, 2 tuần/lần.

- Duy trì nồng độ eculizumab: Khoảng 35mG/L, nếu nồng độ thuốc thấp hơn hoặc rút ngắn khoảng cách giữa các liều hoặc tăng từ 900 lên 1.200mg, 2 tuần/ lần.

4.2.3. Dự phòng huyết khối và điều trị huyết khối 

a. Dự phòng huyết khối

- Chỉ định dự phòng: Trường hợp thiếu hụt CD55 và CD59 ở bạch cầu hạt > 50%; cần dự phòng bằng warfarin, duy trì INR (international normalized ratio): 2,0-3,0.

- Chống chỉ định dự phòng chống đông cho các trường hợp sau:

+ Bệnh diễn biến kéo dài mà chưa có biểu hiện huyết khối lần nào;

+ Người bệnh có nguy cơ chảy máu liên quan đến suy tủy.

b. Điều trị huyết khối

- Tắc mạch cấp: Điều trị chống đông bằng heparin.

- Hội chứng Budd-Chiari có huyết khối: Điều trị chống đông và can thiệp mạch.

- Những người bệnh có tiền sử huyết khối phải điều trị chống đông duy trì kéo dài.

Lưu ý: Trong trường hợp giảm tiểu cầu vẫn có thể phải điều trị chống đông, nếu cần sẽ truyền tiểu cầu hỗ trợ.

- Người bệnh thất bại với wafarin liều chuẩn, khi đó lựa chọn wafarin liều cao (duy trì INR từ 3,0-4,0) hoặc tiêm dưới da heparin trọng lượng phân tử thấp.

4.2.4. Điều trị trường hợp có tổn thương tủy xương

Những trường hợp có suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy có thể điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

4.2.5. Ghép tế bào gốc tạo máu: tham khảo thêm phần ghép tế bào gốc đồng loại.

* Chỉ định ghép tế bào gốc

- Tủy tổn thương: Suy tủy xương…

- Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm có các biến chứng chính:

+ Huyết khối nguy hiểm đe dọa tính mạng, tái diễn nhiều lần.

+ Thiếu máu tan máu phụ thuộc truyền máu.

* Tỷ lệ đáp ứng nếu ghép từ anh chị em ruột phù hợp HLA khoảng 50-60%.

Tài liệu tham khảo

1. Bessler M, Hiken J. 2008. The pathophysiology of paroxysmal nocturnal haemoglobinuria. Hematology, 104-110.

2. Brodsky RA, Young NS, Antonioli E, at al. 2008. Multicenter phase 3 study of complement inhibitor eculizumab for the treatment of patients with paroxysmal nocturnal hemoglobinuria. Blood, 111:1840-47.

3. Hillmen P. 2008. The Role of Complement Inhibition in PNH. Hematology,116-123.

4. Hillmen P. 2011. Chapter 11: Paroxysmal Nocturmal hemoglobinuria. Postgraduate Haematology, sixth edition (Victor Hoffbrand, Daniel Catovsky, Edwad GD Tuddenham, Anthony Green).

5. Neal S. Young, 2009. Paroxysmal Nocturnal Haemoglobinuria and myelodysplastic syndrome: Clonal expansion of PIG-A mutant hematopoietic cells in bone marrow failure. Haematologica, 94(1): 3-7.

6. Rosse WF, Schirier SL, Landaw SA, 2013. Diagnosis and treatment of paroxysmal nocturnal hemoglobinuria. Uptodate.

7. Parker CJ, 2010. Chapter 40: Paroxysmal Nocturmal hemoglobinuria. Williams Hematology eighth edition (Marshall, Thomas J.Kipps, Uri Seligsohn, Kenneth Kaushansky, Josef T. Prachal).

8. Hill A, Kelly RJ, and Hillmen P, 2013. Thrombosis in paroxysmal nocturnal hemoglobinuria. Blood, 121(25), 4985-4996.