Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
ĐO, CHUẨN LIỀU CHÙM ELECTRON (ĐIỆN TỬ) DÙNG TRONG XẠ TRỊ
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
- Các máy gia tốc xạ trị đa năng lượng thường phát ra hai loại bức xạ: photon (tia-
X) và electrron (điện tử)
- Trong ững dụng lâm sàng, các chùm electrron thường được áp dụng điều trị ung thư da, cho các khối u có độ sâu dưới mặt da không quá 4 cm theo kỹ thuật một trường chiếu (SSD - Source Skin Distance), cho vết sẹo mổ, cho kỹ thuật bổ sung liều tại chỗ (sau một đợt với chùm photon), chẳng hạn các hạch thượng đòn - hố nách các hạch cổ v.v..
- Do bản chất vật lý của hai loại bức xạ (photon - bức xạ điện từ; electrron: bức xạ hạt, có khối lượng và điện tích), sự tương tác với môi trường vật chất nói chung, với mô cơ thể con người nói riêng sẽ theo những hiệu ứng khác nhau nên quy trình đo chuẩn liều trong xạ trị của chúng cũng tuân theo những quy tắc riêng.
- Các KS vật lý xạ trị cần được trang bị đầy đủ máy đo (dosimeter), đầu đo (đetector) buồng ion hóa hình trụ và phẳng - song song.
- Tùy theo năng lượng chùm electron mà có thể sử dụng buồng ion hóa hình trụ hay phẳng - song song.
Chỉ định điều trị
- Áp dụng cho tất cả các chùm electron của máy gia tốc xạ trị
- Các mức năng lượng electron cụ thể áp dụng trong lâm sàng.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Kỹ sư vật lý
- Kỹ thuật viên đo liều
2. Phương tiện, thiết bị
- Máy đo liều vật lý (dosimeter)
- Detector (buồng ion hóa hình trụ, buồng ion hóa phẳng - song song)
- Phantom nước (hoặc chất dẻo có mật độ vật chất tương đương mô)
- Dụng cụ đo áp suất môi trường, nhiệt độ khí quyển....
- Thước đo khoảng cách (cm).
- Tài liều hướng dẫn kỹ thuật của IAEA (TECDOC 277; 398).
Các bước tiến hành
- Thiêt lập hệ đo. Đặt phantom trong tại vị trí đo chuẩn (theo năng lượng chùm tia)
- Lắp ráp applicator lên collimator (chuẩn theo năng lượng chùm tia và TECDOC- 398).
- Kết nối hệ máy đo, gồm máy đo (dosimeter), dây cáp tín hiệu vào buồng máy
- Lắp đặt detector trong phantom
- Lắp đầu đo (detector) phù hợp năng lượng chùm electron và cáp tín hiệu với máy đo (detector).
- Khởi động máy đo (detector), chờ khi có tín hiệu sẵn sàng.
- Nạp các thông số điện áp, áp suất khí khuyển và nhiệt độ môi trường vào detector
- Chọn hệ số chuẩn phù hợp cho thiết bị (cả máy đo và đầu đo)
- Tiến hành đo, chuẩn liều lượng các chùm electron theo yêu cầu điều trị
- Lặp lại các phép đo sao cho đủ số liệu thống kê để tính giá trị trung bình các kết quả.
ĐỌC KẾT QUẢ
- Kết quả được tính theo giá trị trung bình của tổng các phép đo
- Tùy theo loại máy đo (DOSIMETER) các kết quả có thể cho trực tiếp dưới dạng suất liều tuyệt đối (absolute dose) hoặc tương đối (relative dose).
- Tùy thuộc cấp độ hiện đại của phần mềm đi kèm mà các kết quả được xử trí trên hệ đo hoặc phải qua các bước tính toán và chuyển đổi thành suất liều tuyệt đối.