Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ ÁP SÁT BẰNG MÁY MÔ PHỎNG
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
- Người bệnh xạ trị phải luôn ở tư thế phù hợp thoải mái nhất …
- Mô phỏng là bước xác định tư thế chuẩn xác của người bệnh để sau đó tái thực hiện trong suốt quá trình xạ trị.
- Mô phỏng nhằm xác định vị trí giải phẫu khối u sẽ được sử dụng trong bước lập kế hoạch xạ trị.
- Mô phỏng cắt lớp (CT Sim) nhằm cung cấp thông tin giải phẫu khối u theo không gian 3 chiều - 3D để tính toán phân bố liều xạ phù hợp hình dạng của nó, tránh tổn thương cho các mô lành.
Chỉ định điều trị
- Áp dụng cho tất cả các trường hợp ung thư được có chỉ định xạ trị trong (xạ trị áp sát), đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị từ ngoài.
- Trường hợp cần sử dụng thuốc cản quang cần theo chỉ định của bác sĩ xạ trị.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ xạ trị
- Kỹ sư vật lý xạ trị
- Kỹ thuật viên xạ trị
- Điều dưỡng và nhân viên phục vụ.
2. Phương tiện
- Máy mô phỏng hoặc CT Sim có chức năng DICOM
- Máy Scan phim, máy nhập dữ liệu thông tin giải phẫu - Digitalizer
- Máy in, tráng rửa phim
- Các bộ dụng cụ đặt nguồn (applicator).
Các bước tiến hành
- Đặt applicator vào vị trí khối u
- Cố định applicator (trong vị trí sẽ nạp nguồn xạ)
- Chụp mô phỏng người bệnh (có applicaotor): một phim thẳng (AP), một phim bên (LATERAL, nếu là máy mô phỏng truyền thống) hoặc chụp cắt lớp trên máy CT mô phỏng (CT Sim).
- Nhập thông tin giải phẫu khối u vào hệ thống lập kế hoạch xạ trị (TPS) qua hệ digitalizer hoặc qua cổng DICOM của máy CTSim (nếu được trang bị).
- Tính phân bố tối ưu liều hấp thụ tại u và đặt nguồn tại từng vị trí.
- Lưu trữ thông tin.
- Kiểm tra kỹ thuật trên máy mô phỏng hoặc CTSim.
- Truyền thông tin (qua cổng DICOM) sang máy nạp nguồn sau (afterloader).
ĐỌC KẾT QUẢ
- Căn cứ vào thông tin giải phẫu khối u đánh giá vị trí, kích thước khối u và các mô lành xung quanh.
- Đánh giá liều hấp thụ tại u và liều ảnh hưởng tới các mô lành.
- Kiểm tra thời gian nạp nguồn (điểm dừng nguồn) tại từng vị trí