Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
KIỂM SOÁT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XẠ TRỊ UNG THƯ
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
Cho đến nay, các cơ sở xạ trị trong cả nước nói chung, chương trình ―Đảm bảo chất lượng trong xạ trị ung thư” chưa hề được đặt ra. Điều này có thể là do chưa có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề, có thể do thiếu kinh phí, đầu tư hay do đội ngũ người thực hiện còn quá mỏng và không được đào tạo một cách cơ bản.
Đã đến lúc chất lượng điều trị cần được coi là mục tiêu hàng đầu và công tác chuẩn máy, đo liều (QA & QC) phải được quan tâm và thực hiện theo định kỳ, đúng các quy trình kỹ thuật. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, các trang thiết bị cần phải được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, ít ra đảm bảo không để tình trạng xấu đi hơn.
Vậy QA-QC là gì?
- Quality Control (QC) - Kiểm tra chất lượng (hay chuẩn thiết bị):
QC là một quá trình thực tế của việc đo đạc, so sánh các thông số kỹ thuật chuẩn của thiết bị. Trong đó mọi biện pháp cần thiết khác như sửa chữa thay thế để duy trì hay đạt được các mục tiêu kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn đã được đề ra.
- Quality Assurance (QA)- Đảm bảo chuẩn chất lượng
QA là sự thực hiện định kỳ những nội dung đo, chuẩn liều đúng theo các hướng dẫn kỹ thuật và tính nghiêm túc của việc thực hiện những điều đó. Chương trình QA-QC nhằm mục đích ngăn ngừa các sai số hệ thống và giảm được các sai số ngẫu nhiên.
(2)- Đảm bảo an toàn, giảm thiểu liều chiếu cho người bệnh.
An toàn bức xạ trong xạ trị ngoài là sao cho đảm bảo được rằng người bệnh chỉ nhận được đúng liều lượng đã chỉ định.
Các biện pháp an toàn cho người bệnh phải đảm bảo rằng liều lượng xạ trị chỉ giới hạn đúng trong thể tích điều trị mà thôi.
Có nhiều vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn các yêu cầu trong xạ trị:
Phải có những thiết bị chẩn đoán bằng hình ảnh như CT, MRI, siêu âm màu v.v.. để có thể khu trú chính xác các thể tích khối u và các mô lành bao quanh.
Máy mô phỏng điều trị (Simulator): cho phép định vị các trường chiếu, và hướng chùm tia vào thể tích bia (khối u). Nói chung, các máy mô phỏng đưa ra
được những hình ảnh với độ tương phản tốt hơn trong chẩn đoán và cho phép sự phân bố tối ưu về các chùm tia.
Các thiết bị Vật-lý kỹ thuật: Việc tính toán sự phân bố liều lượng xạ trị tại thể tích bia là một bước quan trọng trong lập kế hoạch. Để thực hiện công việc này, cần phải có những thông tin chính xác về giải phẫu (như yêu cầu ở mục a).
Vật liệu che chắn, bảo vệ: Để bảo vệ các mô lành, những vật liệu hấp thụ bức xạ được đặt trong chùm tia. Các khối che chắn thường được chế tạo cho từng người bệnh riêng biệt.
Các lọc nêm: Có thể được đặt trong chùm tia để tạo thành dạng các đường cong đồng liều cho phù hợp với thể tích điều trị và hợp với độ xiên, độ dốc của bề mặt da cơ thể người bệnh. Ngoài ra, có một số vật liệu khác được dùng làm chất bù trừ mô khuyết trong các trường hợp mặt da không đồng nhất về cấu trúc.
Các phụ tùng gá lắp: Các giá lắp phụ tùng như khối che chắn, lọc nêm, bù trừ mô... phải vững chắc, không để xảy ra tai nạn cho người bệnh.
Hệ thống định vị: Được thể hiện bằng 3 hoặc 4 chùm LASER- với 2 đèn chiếu ngang, 1 đèn chiếu dọc và 1 đèn chiếu thẳng đứng cắt nhau tại điểm đồng tâm. Trong trường hợp chỉ dùng một chùm tia đơn trong điều trị, thì có thể một thước cơ học để chỉ khoảng cách.
Hệ thống quan sát người bệnh: Phải có phương tiện quan sát người bệnh liên tục trong khi điều trị. Có thể dùng cửa sổ kính chì hay hệ thống camera theo dõi...
Thiết bị cố định: Người bệnh cần được điều trị trong tư thế càng thoải mái càng tốt và phải được cố định trong lúc điều trị. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các khuôn chất dẻo, các miếng ngậm ...cho từng người bệnh.
- Các thiết bị đo liều: Có nhiều loại máy đo liều khác nhau được sử dụng cho đặc tính từng loại bức xạ khác nhau. Có loại đo liều hấp thụ trực tiếp trên người bệnh (đo liều in vivo).
Chỉ định điều trị
- Triển khai tại các cơ sở ung thư được trang bị máy xạ trị (kể cả xạ trị ngoài và xạ trị áp sát).
Áp dụng cho các tuyến trung ương và địa phương
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Kỹ sư Vật lý xạ trị
- Kỹ sư bảo trì
- BS xạ trị
- Kỹ thuật viên xạ trị
2. Phương tiện, dụng cụ
- Máy đo liều (dosimeter)
- Đầu đo (detector), gồm loại đo photon (buồng ion hóa hình trụ) và đo electron (buồng ion hóa phẳng, song song) nếu cơ sở được trang bị loại máy gia tốc đa năng.
- Phantom chuyên dụng (nước hoặc chất dẻo tương đương mô)
- Áp kế, nhiệt kế.
- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - IAEA, TEC DOC 277 - 398…
- Dụng cụ, máy móc, phụ tùng, linh kiện điện tử phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế…
Các bước tiến hành
- Để triển khai công tác này có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự cộng tác chặt chẽ trong một ―ê-kíp‖ chuyên môn, gồm các Kỹ sư vật lý, Kỹ sư bảo trì, Bác sĩ xạ trị và các Kỹ thuật viên (vận hành máy).
- Thực hiện định kỳ quy trình QA-QC theo hồ sơ kỹ thuật của thiết bị. Chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận được chỉ ra trong bảng 1.
Bảng 1: Nhiệm vụ kỹ thuật của các người thực hiện
Nội dung kỹ thuật | Các bước tiến hành | Chức năng chuyên môn |
- Chuẩn thiết bị: Quality Controh) | - Kiểm tra các thông số Vật lý và các chuyển động cơ khí | - Kỹ sư vật lý và kỹ sư bảo trì |
- Bảo dưỡng thiết bị | - Kiểm tra định kỳ và sửa chữa | - Kỹ sư vật lý và kỹ sư bảo trì |
- Kế hoạch điều trị | - Xác định (các) thể tích U và chỉ định điều trị. | - Bác sĩ xạ trị |
| - Mô phỏng điều trị | - Bác sĩ xạ trị và Kỹ sư vật lý |
| - Lập kế hoạch điều trị, lựa chọn kích thước chùm tia, góc độ | - Kỹ sư vật lý và Bác sĩ xạ trị |
| - Cố định người bệnh và các dụng cụ che chắn ... | - Kỹ thuật viên xạ trị, Bác sĩ xạ trị và Kỹ sư vật lý xạ trị |
- Thực hiện điều trị | - Thao tác điều trị | - Kỹ thuật viên xạ trị |
| - Theo d i điều trị | - Bác sĩ xạ trị |
| - Giám sát kỹ thuật | - Kỹ sư vật lý xạ trị |
- An toàn Bức xạ | - Cho nhân viên và môi trường | - Kỹ sư vật lý xạ trị |
Để giảm các sai số hệ thống hay ngẫu nhiên có thể gặp phải trong xạ trị, công tác chuẩn máy và đo liều các thiết bị tia xạ nói chung, cần được thực hiện theo định kỳ, được quy định như sau (Bảng 2).
Bảng 2: Định kỳ chuẩn kỹ thuật các thiết bị xạ trị ngoài
Định kỳ | Công việc cần thực hiện | Tình trạng & sai số cho phép |
- Hàng ngày | - Hệ thống báo hiệu an toàn | Hoạt động |
| - Hệ thống khoá liên động | Hoạt động |
| - Hệ thống theo d i người bệnh (Camera, màn hình v.v..) | Hoạt động |
| - LASER định vị.... | 2 mm |
- Hàng tuần | - Hệ thống chỉ báo khoảng cách | 2 mm |
| - Hệ thống đóng mở nguồn | Hoạt động |
- Hàng tháng | - Các chức năng cơ khí | Hoạt động |
| - Trường ánh sáng và trường chiếu xạ | 3 mm |
| - Chỉ số kích thước trường chiếu | 2 mm |
| - Góc quay Collimator & thân máy | 1 |
| - Tâm dây chữ thập của trường chiếu | 1 mm |
| - Đo và chuẩn liều | 2% |
- Hàng năm | - Chuẩn cơ khí : |
|
|
| 2 mm |
| 2 mm |
| 2 mm |
- Đo và chuẩn liều | 2% |
- Bộ đếm thời gian | 1% |
ĐỌC KẾT QUẢ
- Đánh giá trước và sau khi thự hiện QA-QC về các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của thiết bị, liều lượng của các chùm tia.
- Mọi sai số phải được hiệu chỉnh theo giới hạn độ lệch cho phép.
- Lưu giữ dữ liệu trong hồ sơ bảo quản trong suốt thời gian sử dụng thiết bị