Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT CHỌC HÚT TẾ BÀO TUYẾN GIÁP
- KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁP CÓ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
- KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁP
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TIÊM INSULIN
- KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT BẰNG MÁY HÚT ÁP LỰC ÂM (GIẢM ÁP VẾT LOÉT) TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG LASER
- KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG LASER
- KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG LASER
- KỸ THUẬT CẮT MÓNG CHÂN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- KỸ THUẬT GỌT CHAI CHÂN (NỐT CHÂN) TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KỸ THUẬT CHỌC HÚT U GIÁP CÓ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
Quyết định số: 1119/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 05/04/2013 12:00
Đại cương
Chọc hút tế bào u giáp bằng kim nhỏ để chẩn đoán xác định và phân loại bệnh có vai trò quan trọng góp phần định hướng điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp u nhỏ khó chọc vào đúng u nếu không có sự hỗ trợ của siêu âm, do vậy để đảm bảo độ chính xác cao cần chọc hút tế bào u giáp bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm
Chỉ định điều trị
Các trường hợp u tuyến giáp (U nang hoặc bướu nhân hoặc ung thư giáp) có kích thước < 1cm.
Chống chỉ định
- Các trường hợp tăng năng giáp.
- Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
- Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
+ 1 bác sĩ giải phẫu bệnh.
+ 1 bác sĩ siêu âm
+ 1 kỹ thuật viên
2. Phương tiện
+ Bông, cồn, pince
+ Bơm tiêm 10 ml, kim tiêm 20G
+ Máy siêu âm tuyến giáp
+ Phòng thủ thuật vô trùng.
+ Tiêu bản
+ Thuốc nhuộm H.E hoặc Giem sa
3. Người bệnh
- Người bệnh được khám kỹ tuyến giáp.
- Giải thích cho người bệnh về việc bác sỹ sẽ tiến hành thủ thuật để người bệnh an tâm và hợp tác trong quá trình chọc hút.
- Người bệnh được ăn no, nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật
4. Hồ sơ bệnh án: Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định chung của Bộ Y tế
Các bước tiến hành
- Sát trùng vùng tuyến giáp chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và trên siêu âm.
- Xác định lại vị trí u giáp trên siêu âm, đường vào u gần nhất và dễ nhất.
- Chọc thẳng kim qua da và theo dõi đường đi của kim chọc trên màn hình siêu âm.
- Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút bệnh phẩm trong u giáp ra.
- Bơm dịch chọc hút trong xylanh ra lam kính, trải bệnh phẩm lên tiêu bản
- Nhuộm H.E hoặc Giem sa
- Đọc tổn thương trên kính hiển vi. Phân loại tổn thương tế bào học
Tai biến và xử trí
- Chảy máu trong: Đây là tai biến thường gặp sau khi chọc hút dịch. Để xử lý và phòng chống dùng 1 cục bông khô vô trùng ép chặt vào vùng chọc hút trong 10 phút.
- Choáng: Xảy ra trong quá trình chọc hút dịch hoặc ngay sau khi hút dịch, xử lý bằng cách cho người bệnh nằm nghỉ.
- Nhiễm trùng: Để phòng chống nhiễm trùng thì thủ thuật phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Nếu có bội nhiễm cần cho kháng sinh.