Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG LY GIẢI U DO HÓA TRỊ
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
Hội chứng ly giải u (Tumor lysis syndrome TLS) là một cấp cứu trong ung thư, nguyên nhân do sự ly giải ồ ạt của các tế bào ung thư và quá trình giải phóng số lượng lớn ion Kali, phosphate và acid uric vào trong hệ thống tuần hoàn. Sự lắng đọng của các tinh thể acid uric và /hoặc tinh thể cancium photphate trong ống thận có thể dẫn tới suy thận cấp, biểu hiện trên lâm sàng với triệu chứng thiểu niệu hoặc vô niệu.
Chỉ định điều trị
Cho người bệnh bị hội chứng ly giải u do hóa trị hoặc thuộc nhóm bệnh có nguy cơ cao bị hội chứng này
Chống chỉ định
Cho người bệnh không bị bị hội chứng ly giải u do hóa trị
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Người bệnh được hóa trị phải được giám sát bởi bác sĩ nội khoa ung bướu. Bác sĩ cần phải hiểu r cơ chế tác dụng, hiệu quả, các độc tính của các thuốc trong công thức hóa trị sắp được chỉ định cho người bệnh.
- Điều dưỡng thực hiện Y lệnh tiêm truyền do bác sĩ chuyên khoa ung bướu chỉ định (tên thuốc, liều lượng, dung dịch pha loãng thuốc, lượng dịch, tốc độ truyền…) cần phải hiểu những tác dụng phụ của hóa trị, cùng với bác sĩ xử trí và hướng dẫn người bệnh. Cùng với bác sĩ giải thích để người bệnh yên tâm, không quá lo lắng, hốt hoảng và thông báo sớm cho bác sĩ, điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra.
2. Người bệnh
Được giải thích r hiệu quả cũng như các tác dụng phụ không mong muốn có thể sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị, thông báo sớm cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra.
Người bệnh phải được xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận và máu trước mỗi đợt hóa trị
3. Phương tiện, thuốc men
Dịch truyền, thuốc hạ acid uric máu (Rasburicase, Allopurinol).
Các bước tiến hành
1. Chẩn đoán
- Trên những người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao như khối u có tốc độ tăng sinh tế bào nhanh. Khối u nhạy với hóa chất và có có kích thước > 10cm và hoặc số lượng BC > 50.000/ML, hoặc LDH trước điều trị cao trên 2 lần giới hạn thấp bình thường.
- Những dấu hiệu lâm sàng có thể thúc đẩy sự xuất hiện của TLS: Tăng acid uric máu trước điều trị (> 7.5mg/dL (446Mmol/L)) hoặc tăng phosphate máu xuất hiện trước khi chức năng của thận suy giảm. Thiểu niệu hoặc vô niệu, toan nước tiểu. Giảm khối lượng tuần hoàn.
- Khi có các triệu chứng lâm sàng như sau cần nghĩ đến TLS: nôn, buồn nôn. Đi ngoài phân lỏng. Chán ăn, luôn trong trạng thái buồn ngủ, ngủ li bì. Đái máu, suy tim, loạn nhịp tim, động kinh, co rút cơ, tetany, ngất và có thể tử vong đột ngôt. Có thể có đau thắt lưng do tắc nghẽn đường tiết niệu.
Xét nghiệm cần làm:
- Acid uric huyết thanh ≥ 8mg/dL (476 Mmol/L) hoặc tăng thêm 25 so với giới hạn bình thường.
- Kali máu ≥ 6.0 mmol/L hoặc tăng thêm 25 so với giới hạn bình thường.
- Phosphate máu ≥ 6.5 mg/dL (2.1 mmol/L) đối với trẻ em, ≥4.5 mg/dL (1.45 Mmol/L) đối với người lớn hoặc tăng thêm 25 so với giới hạn bình thường đối với cả hai nhóm tuổi.
- Calci máu ≤7mg/dL (1.75mmol/L) hoặc giảm 25 so với giới hạn bình thường.
- Tăng nồng độ creatinine trong máu (≥1.5 lần giới hạn thấp của giá trị bình thường ULN), rối loạn nhịp tim hoặc tử vong đột ngột hoặc có cơn động kinh.
2. Điều trị
Phương pháp điều trị tốt nhất của TLS đó là ngăn ngừa không cho nó xảy ra Điều trị dự phòng bằng cách truyền và bù dịch
- Đối với tất cả những người bệnh có nguy cơ TLSÓC ao hoặc trung bình, bù dịch tích cực từ 2-3 L/m2 hàng ngày nhằm đạt được lượng nước tiểu ít nhất là từ 80 đến 100mL/m2/24h. Nếu như không có bằng chứng của bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu và/ hoặc giảm khối lượng tuần hoàn, thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng nhằm duy trì lượng nước tiểu khi cần thiết. Việc điều trị Natri bicarbonate bằng đường tĩnh mạch không được sử dụng trừ khi có tình trạng toan chuyển hóa
- Rasburicase hoặc Allopurinol được sử dụng trong vòng 24-48 tiếng trước khi bắt đầu truyền hóa chất và tiếp tục sau đó 3-7 ngày cho đến khi acid uric trong máu trở về bình thường và những xét nghiệm khác không có bằng chứng của TLS.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
Theo dõi sau điều trị: Định lượng nồng độ acid uric máu, phosphate, kali máu, creatinin máu, calci máu và LDH cũng như lượng dịch vào và lượng nước tiểu ra từ 4
- 6 tiếng sau điều trị hóa chất cho đến khi LDH và acid uric trở về bình thường.
2. Xử trí tai biến
Nếu không điều trị kịp thời hội chứng ly giải u do hóa trị có thể dẫn đến tử vong