Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH CÓ ĐỘC TÍNH THẦN KINH NGOẠI VI DO HÓA TRỊ
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
Độc tính thần kinh ngoại vi là một tác dụng phụ tương đối thường gặp của hóa trị liệu với nguy cơ xảy ra vào khoảng 30-40 . Nguyên nhân có thể là từ các hóa chất chống ung thư cổ điển như nhóm platinum, nhóm taxan, vinca alkaloid, epothilone, hoặc cũng có thể là các thuốc mới như bortezomib, lenolidamide. Nguy cơ sẽ tăng ở những người bệnh có tổn thương thần kinh ngoại vi từ trước như người bệnh tiểu đường, nghiện rượu, suy dinh dưỡng nặng hoặc đã từng điều trị hóa chất. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, tác dụng phụ này gây ảnh hưởng đáng kể chất lượng sống của người bệnh, do vậy đòi hỏi phải được xem xét đầy đủ và nghiêm túc.
Chỉ định điều trị
Người bệnh có điều trị hóa chất do ung thư hoặc do các bệnh lý khác, có các triệu chứng biểu hiện của độc tính thần kinh ngoại vi như:
- Tê, đau nhói, bỏng rát bàn chân, bàn tay
- Tê quanh miệng
- Táo bón
- Mất cảm giác
- Mất cảm giác về vị trí
- Yếu chi, chuột rút
- Khó cầm nắm, khó làm các việc phải sử dụng đến các ngón tay, làm rơi đồ vật...
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ ung thư hoặc bác sỹ đa khoa, bác sỹ chuyên khoa thần kinh
- Điều dưỡng
2. Phương tiện
- Thuốc: Các thuốc giảm đau dạng miếng dán, kem bôi, uống, tiêm bao gồm giảm đau non - steroid, giảm đau opioid; thuốc hỗ trợ điều trị đau như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật
- Phương tiện khác: phương tiện châm cứu, kích thích thần kinh
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án
Các bước tiến hành
- Hiện tại chưa có biện pháp nào được cho là hiệu quả để điều trị độc tính thần kinh ngoại vi do hóa trị.
- Điều trị giảm đau thần kinh:
Steroid: chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ
Miếng dán hoặc kem bôi giảm đau tại chỗ
Thuốc chống trầm cảm được dùng với liều tương tự như điều trị trầm cảm
Thuốc chống co giật có tác dụng trong một số trường hợp đau thần kinh
Dùng opioid cho một số trường hợp đau nặng
- Một số biện pháp hỗ trợ nên được cân nhắc:
Kích thích thần kinh bằng điện
Vật lý trị liệu
Châm cứu
Thư giãn liệu pháp
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh
- Tránh mặc quần áo chật
- Nếu tổn thương ở bàn tay: đi găng khi làm việc nhà; cẩn thận khi sử dụng dao kéo, vật sắc nhọn
- Nếu tổn thương ở bàn chân: ngồi càng nhiều càng tốt, luôn mang dày khi đi bộ, chăm sóc tốt các vết thương hở
- Không uống rượu
- Kiểm soát tốt đường huyết với những người bệnh bị tiểu đường
Tai biến và xử trí
- Nếu các triệu chứng không cải thiện cần phải xem xét vấn đề dừng điều trị để giảm độc tính thần kinh ngoại vi
Có thể làm giảm độc tính trên hệ thần kinh ngoại vi bằng phương pháp dự phòng:
- Truyền tĩnh mạch Ca Gluconate và Mg Sulfat với liều 1g trong thời gian 15 phút trước và sau truyền Oxaliplatin .
Chống chỉ định và thận trọng ở những người bệnh tăng canxi huyết, người bệnh điều trị với thuốc lợi tiểu nhóm thyaside, digitalic
- Một số trường hợp có thể giảm độc tính khi dùng Vitamin E, Glutamine, Glutathione kết hợp với N- acetylcysteine, thuốc chống động kinh, Xaliproden.