Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH CÓ ĐỘC TÍNH TRÊN DA DO HÓA TRỊ

CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH CÓ ĐỘC TÍNH TRÊN DA DO HÓA TRỊ

Quyết định số: 3338/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00

Đại cương

Bên cạnh việc tác động lên các tế bào ung thư, hóa trị liệu còn ảnh hưởng lên hệ thống các tế bào lành đang phân chia nhanh, trong đó có da, lông, tóc, móng. Các tác dụng phụ trên da do hóa trị liệu rất đa dạng về biểu hiện và mức độ. Mặc dù rất hiếm khi gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhưng độc tính trên da có thể gây giảm chất lượng sống và đôi khi đòi hỏi phải điều chỉnh liều dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.
 

Chỉ định điều trị

Người bệnh có điều trị hóa chất do ung thư hoặc do các bệnh lý khác, có biểu hiện bất thường về da, lông, tóc, móng, được xác định nguyên nhân là hóa trị.
 

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định
 

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Bác sỹ ung thư hoặc bác sỹ đa khoa, bác sỹ chuyên khoa da liễu
- Điều dưỡng
2. Phương tiện
- Thuốc: Pyridoxine (vitamin B6), Celecoxib, Dimethyl Sulfoxide (DMSO), Thiosulfat (Nitrogen Mustard), Dexrazoxan, Hyaluronidas, Corticosteroid
- Phương tiện khác: chậu, nước ấm, nước lạnh, túi chườm (01), găng lạnh (02), bơm kim tiêm (03)
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án

Các bước tiến hành

1. Bác sỹ khám, xác định độc tính trên da cần xử trí
- Rụng tóc
- Hội chứng tay chân
- Tăng sắc tố da
- Tăng nhạy cảm với tia bức xạ
- Phản ứng tăng cảm
- Loạn dưỡng móng
- Thoát mạch
2. Chăm sóc và điều trị tùy theo tổn thương
2.1. Rụng tóc
- Sử dụng tóc giả
- Cấy tóc trong trường hợp rụng tóc độ III (mất trên 50  lượng tóc) và người bệnh có nhu cầu
2.2. Hội chứng tay chân
- Đánh giá mức độ theo tiêu chuẩn của NCI hoặc WHO. Tiêu chuẩn của NCI dễ nhớ, dễ sử dụng trên lâm sàng.
Độ I: Thay đổi da tối thiểu (ban đỏ), không đau
Độ II: Thay đổi da gồm bong da, rộp, chảy máu, phù, hoặc đau, không mất chức năng.
Độ III: Thay đổi da kèm theo đau và mất chức năng
- Dự phòng: Pyridoxine (vitamin B6), Celecoxib
- Các biện pháp hỗ trợ:
 Nhúng chân, tay trong nước lạnh
 Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh, tỳ đè, cọ sát lên vùng da tổn thương
 Lót vùng da tổn thương bằng nệm mềm
2.3. Tăng sắc tố da
- Không có điều trị đặc hiệu
- Thường hồi phục sau khi ngừng thuốc
2.4. Tăng nhạy cảm với tia bức xạ
- Corticosteroide
- Chiếu xạ cực tím
- Dùng các sản phẩm chống nắng
- Bảo vệ da khỏi tia tử ngoại
2.5. Phản ứng tăng cảm
- Steroid (Dexamethasone)
- Kháng Histamin
- Kháng H2
2.6. Loạn dưỡng móng
- Biểu hiện bằng thay đổi màu sắc, thiểu dưỡng, viêm quanh móng, bong móng
- Sử dụng găng lạnh trong thời gian truyền hóa chất
2.7. Thoát mạch
- Dừng truyền ngay lập tức
- Nâng cao chi bị thoát mạch
- Đối với đường truyền: Không rút ngay, giữ lại tại chỗ để hút chất lỏng từ khu vực bị thoát mạch và để thuận lợi cho việc sử dụng thuốc giải độc
- Chườm lạnh (Chườm ấm nếu nguyên nhân thoát mạch là Vinca Alkaloid)
- Thuốc giải độc:
 Tiêm dưới da hoặc bôi tại chỗ Dimethyl Sulfoxide (DMSO) đối với thoát mạch do anthracyclin
 Tiêm tại chỗ Thiosulfat (Nitrogen Mustard)
 Tiêm tĩnh mạch Dexrazoxane (Anthacyclin)
 Tiêm tại chỗ Hyaluronidase (Alkaloid, Paclitaxel, Etoposid, Ifosfamid)
 Tiêm tĩnh mạch, dưới da, trong da Corticosteroid

Tai biến và xử trí

- Trong trường hợp hội chứng tay chân cần theo d i để có những điều chỉnh thích hợp về liều điều trị hóa chất tiếp theo
 

Độ

Lần xuất hiện

Chỉ định điều trị

Liều

2

1

Dừng cho đến khi về độ 0/1

100%

2

Dừng cho đến khi về độ 0/1

75%

3

Dừng cho đến khi về độ 0/1

75%

4

Dừng vĩnh viễn

 

3

1

Dừng cho đến khi về độ 0/1

75%

2

Dừng cho đến khi về độ 0/1

50%

3

Dừng vĩnh viễn

 

- Trong trường hợp thoát mạch cần theo d i để có chỉ định cắt bỏ mô hoại tử kịp thời.