Các bài viết liên quan
- CHĂM SÓC LỖ MỞ KHÍ QUẢN
- ĐẶT CATHETER QUA MÀNG NHẪN GIÁP LẤY BỆNH PHẨM
- ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN 2 NÒNG CARLENS
- ĐO ĐA KÝ GIẤC NGỦ
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC ĐO ĐA KÝ HÔ HẤP
- NỘI SOI LỒNG NGỰC NỘI KHOA
- SINH THIẾT U TRUNG THẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
- SINH THIẾT U TRUNG THẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA MÁY CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
- SINH THIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
- SINH THIẾT U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ
Quyết định số: 1981/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 05/06/2014 12:00
Đại cương
Bóp bóng qua mặt nạ là kỹ thuật thực hiện ở những người bệnh ngừng thở hoặc ngừng tuần hoàn với mục đích tạo nhịp thở cho người bệnh để cung cấp oxy cho não và các cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật được thực hiện bằng cách áp mặt nạ vào mặt người bệnh rồi bóp bóng với oxy lưu lượng cao và thường thực hiện phối hợp với các kỹ thuật hồi sinh tim phổi khác.
Chỉ định điều trị
- Ngừng hô hấp, tuần hoàn.
- Suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở máy không xâm nhập, cần đặt NKQ.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ:
+ Ngay khi thấy người bệnh suy hô hấp nặng, thở ngáp hoặc ngừng thở cần tiến hành bóp bóng ngay.
+ Gọi các bác sỹ, điều dưỡng hỗ trợ.
+ Giải thích cho người nhà người bệnh về tình trạng bệnh và mục đích của thủ thuật khi có những người khác đến hỗ trợ cấp cứu.
- Điều dưỡng:
+ Chuẩn bị oxy.
+ Dụng cụ: Bóng Ambu, mặt nạ phù hợp với mặt người bệnh và các dụng cụ cấp cứu khác dùng trong hồi sinh tim phổi.
2. Phương tiện
- Bóng Ambu: 1 chiếc.
- Mặt nạ phù hợp với mặt người bệnh: 1 chiếc.
- Dây dẫn oxy từ hệ thống oxy tới bóng Ambu.
- Hai đôi găng sạch.
3. Người bệnh: đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, cổ ngửa tối đa để đường thở thẳng (có thể kê gối mỏng dưới vai).
4. Hồ sơ bệnh án: có đầy đủ các xét nghiệm: công thức máu, đông máu cơ bản, AST, ALT, creatinin, điện giải đồ, điện tim, Xquang phổi.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ
Đánh giá lâm sàng và kết quả các xét nghiệm, SpO2 qua máy theo dõi hoặc khí máu (nếu có).
2. Kiểm tra người bệnh: Tư thế người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Điều dưỡng
- Kiểm tra tình trạng bóng và mặt nạ.
- Nối bóng Ambu với mặt nạ.
- Điều chỉnh oxy 8 - 10 lít.
Trường hợp 1 người bóp bóng:
- Tay trái: ngón 4, 5 nâng cằm người bệnh đảm bảo đường thở thẳng, các ngón còn lại cố định mặt nạ vào miệng mũi người bệnh.
- Tay phải bóp bóng.
Trường hợp 2 người bóp bóng:
- Một người dùng ngón 3,4,5 của 2 tay nâng cằm đảm bảo đường thở thẳng. Các ngón còn lại cố định mặt nạ vào miệng mũi người bệnh.
- Người còn lại bóp bóng tương ứng với ép tim theo tỷ lệ tương ứng đối với trường hợp ngừng tuần hoàn hoặc theo nhịp thở (nếu người bệnh còn thở).
3.2. Bác sỹ
- Đánh giá đáp ứng của người bệnh thông qua lâm sàng, SpO2 qua máy theo dõi. Nếu đáp ứng tốt, kết thúc bóp bóng:
- Điều dưỡng: Tháo mặt nạ khỏi mặt người bệnh.
- Bác sỹ: Đánh giá lại tình trạng người bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết (khí máu động mạch...). Ghi diễn biến quá trình cấp cứu vào hồ sơ bệnh án.
Tai biến và xử trí
. THEO DÕI
Diễn biến lâm sàng, thay đổi các chỉ số trên máy theo dõi (SpO2, nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ…).
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Đánh giá hiệu quả của bóp bóng Ambu, xem xét chỉ định hô hấp hỗ trợ khác (thở máy không xâm nhập, đặt nội khí quản…).
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập 1”. Nhà Xuất bản Y học (1999).
2. Bộ Y tế, “Hướng dẫn điều trị tập 1”, Nhà xuất bản Y học, 2005.
3. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việ t, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Đạt Anh “Bài giảng bệnh học nội khoa tập 1” Nhà Xuất bản Y học (2012).
4. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa” Nhà xuất bản y học (2011).
5. Judith E Tintinalli, Gabor D., Md. Kelen, J. Stephan Stapczynski”EmergencyMedicine: A Comprehensive Study Guide 6th edition” McGraw-Hill Professional, 2003.
6. Michael E. Hanley,Carolyn H. Wels. “Current Diagnosis & Treatment in Pulmonary Medicine”,McGraw-Hill Companies, 2003.