Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CHỈNH HÌNH CỘT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG (TLSO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CỘT SỐNG THẮT LƯNG MỀM
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỨNG
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG GIẦY DÉP CHO NGƯỜI BỆNH PHONG
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP CỔ BÀN TAY (WHO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP BÀN CHÂN (FO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP CỔ BÀN CHÂN (AFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP GỐI CỔ BÀN CHÂN (KAFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP TRÊN GỐI CÓ KHỚP HÁNG (HKAFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP DẠNG KHỚP HÁNG (SWASH) (Ảnh)
TẬP ĐI VỚI KHUNG TẬP ĐI
Quyết định số: 54/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 06/01/2014 12:00
Đại cương
Khung tập đi là một loại dụng cụ trợ giúp di chuyển cần thiết để giúp người gặp khó khăn trong di chuyển đi lại. Có nhiều loại khung tập đi khác nhau: có bánh xe, không có bánh xe…
Chỉ định điều trị
Người bệnh liệt nửa người, liệt hai chi dưới, người bệnh tập sử dụng chân giả, nẹp chỉnh hình, trẻ bại não, bại liệt, một số bệnh lý chi dưới khác…
Chống chỉ định
Người bệnh có rối loạn tri giác nhận thức, không hiểu lệnh và không điều khiển được các cử động của cơ thể.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, người được đào tạo chuyên khoa.
2. Phương tiện: Khung tập đi
- Kích thước của khung tập đi phải phù hợp với từng người bệnh vì vậy cần đo trước khi tập luyện.
+ Đo chiều cao: Mức 1: đến thắt lưng
Mức 2: đến giữa thắt lưng và nách Mức 3: có giá đỡ đến nách
+ Đo chiều rộng: bằng hai vai người bệnh
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án. Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa:
- Các xét nghiệm liên quan.
- Lượng giá các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và tình trạng người bệnh.
- Đọc kỹ phiếu điều trị.
Các bước tiến hành
- Hướng dẫn người bệnh đứng thẳng, hai tay nắm lấy phần trên khung, hai chân đứng phần giữa khung, hơi nghiêng về phía trước để giữ trọng lượng.
- Hướng dẫn người bệnh đi như sau:
+ Người bệnh di chuyển khung lên phía trước bằng cách đẩy hoặc nâng khung lên.
+ Di chuyển một chân lên phía trước.
+ Tiếp tục di chuyển chân kia.
Tai biến và xử trí
Theo dõi tình trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp của người bệnh trong và sau khi làm kỹ thuật.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trong khi tập với khung tập đi người bệnh có thể bị ngã hoặc dụng cụ bị gẫy.
- Xử trí: kiểm tra kỹ dụng cụ trước khi tập, phải luôn có một người đi cạnh để trợ giúp người bệnh.