Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CHỈNH HÌNH CỘT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG (TLSO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CỘT SỐNG THẮT LƯNG MỀM
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỨNG
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG GIẦY DÉP CHO NGƯỜI BỆNH PHONG
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP CỔ BÀN TAY (WHO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP BÀN CHÂN (FO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP CỔ BÀN CHÂN (AFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP GỐI CỔ BÀN CHÂN (KAFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP TRÊN GỐI CÓ KHỚP HÁNG (HKAFO)
- KỸ THUẬT SỬ DỤNG NẸP DẠNG KHỚP HÁNG (SWASH) (Ảnh)
TẬP NÓI (Bảng)
Quyết định số: 54/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 06/01/2014 12:00
Đại cương
1. Định nghĩa
- Tập nói là sử dụng các phương pháp để tập phát âm cho trẻ có khó khăn về nói.
- Bình thường trẻ bắt đầu bập bẹ một số từ đơn lúc 12 -18 tháng. Chậm nói là sau 2 tuổi rưỡi trẻ chưa nói được từ nào, hoặc mới nói bập bẹ được vài từ đầu hoặc trẻ chỉ phát ra một số âm thanh như nguyên âm: a…a…a; e…e…e.
2. Mục tiêu
- Xây dựng mối quan hệ với mọi người.
- Học.
- Gửi thông tin.
Chỉ định điều trị
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm phát triển tâm thần
- Trẻ tự kỷ
- Trẻ khiếm thính
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: Kỹ thuật viên ngôn ngữ
2. Phương tiện: Dụng cụ học tập
3. Người bệnh: Không đang giai đoạn ốm sốt
4. Phiếu điều trị
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ
2. Kiểm tra ngƣời bệnh: Đúng tên trẻ với phiếu tập
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Mức độ hiểu ngôn ngữ
Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ:
- Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.
- Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.
- Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.
- Chỉ sử dụng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn
- Động viên khen thưởng đúng lúc.
Bước 1: Đánh giá trẻ.
Bước 2: Lập chương trình huấn luyện.
Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.
3.2. Mức độ diễn đạt ngôn ngữ
3.3. Mục tiêu: Trẻ sẽ tự nói/làm dấu/ chỉ vào các bức tranh.
Bước 1: Đánh giá trẻ.
Bước 2: Lập chương trình huấn luyện. Chọn 1 đến 2 kỹ năng cho đợt huấn luyện.
Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.
Tai biến và xử trí
- Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt điều trị dựa trên mục tiêu đề ra
- Lập kế hoạch cho đợt điều trị mới
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong khi tập: kết quả làm người bệnh bị mệt thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.
2. Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.