Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  TẬP SỬA LỖI PHÁT ÂM

TẬP SỬA LỖI PHÁT ÂM

Quyết định số: 54/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 06/01/2014 12:00

Đại cương

- Định nghĩa: Tập sửa lỗi phát âm là dùng các bài tập ngôn ngữ để tập cho những người có khó khăn về phát âm.

- Phát âm sai thường gặp ở những người bệnh có khó khăn về cấu âm, nói khó do tổn thương thần kinh, nói không rõ ràng ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ…

Chỉ định điều trị

Sử dụng cho người bệnh có lỗi phát âm.

Chống chỉ định

Người bệnh có rối loạn về giao tiếp nhưng không do lỗi phát âm.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: Bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu cán bộ y tế, người đã được học về kỹ thuật này

2. Phương tiện

- Bộ tranh ảnh.

- Dụng cụ đo cộng hưởng.

3. Người bệnh: Người bệnh bị nói ngọng.

4. Hồ sơ bệnh án: Phiếu đánh giá phát âm, phiếu điều trị vật lý.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ: bệnh án, Phiếu đánh giá phát âm, phiếu điều trị vật lý.

2. Kiểm tra ngƣời bệnh

- Đánh giá lời nói.

- Đánh giá cấu âm: phụ âm, nguyên âm, âm đệm, âm cuối, thanh điệu.

- Thăm khám hỗ trợ nếu thấy có gì bất thường.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Làm mẫu và yêu cầu người bệnh bắt chước tạo âm.

- Hướng dẫn đặt lưỡi, mở miệng kết hợp với phát tiếng đúng.

- Sửa lỗi phát âm trong từng âm tiết.

- Sửa lỗi phát âm trong cụm từ.

 

- Sửa lỗi phát âm trong 1 câu.

- Sửa lỗi phát âm trong 1 đoạn.

- Sửa lỗi phát âm trong hội thoại.

- Sửa lỗi trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Tai biến và xử trí

Thường xuyên theo dõi và chỉnh sửa các âm đã làm được để thay đổi thói quen của người bệnh.