Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU UNG THƯ VÒM HỌNG
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
Ung thư vòm họng là bệnh lí ác tính của tế bào xuất phát từ mô của phần trên họng phía sau mũi. Đây là bệnh phổ biến nhất trong các ung thư vùng đầu cổ. Phương pháp điều trị chính là xạ trị. Xạ trị điều biến liều là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả trong ung thư vòm họng do giảm liều ở các mô lành lân cận trong khi vẫn đảm bảo liều cần thiết ở vùng có tổn thương.
Chỉ định điều trị
Điều trị từ đầu cho ung thư vòm họng giai đoạn I-IVB
Chống chỉ định
Điều trị từ đầu cho ung thư vòm họng giai đoạn IVC
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: bác sĩ xạ trị nắm vững về xạ trị ung thư vòm họng, kĩ sư vật lí, kỹ thuật viên xạ trị
2. Phƣơng tiện: máy gia tốc, hệ thống lập kế hoạch xạ trị. Máy CT mô phỏng. Mặt nạ nhiệt.
3. Người bệnh: được giải thích trước tia xạ.
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ y tế.
Các bước tiến hành
1. Lập kế hoạch xạ trị
- Tư thế người bệnh: đặt người bệnh nằm ngửa, cổ hơi ngửa.
- Làm mặt nạ cố định người bệnh.
- Đánh 3 dấu chì trên mặt nạ tại vùng thể tích chiếu xạ trên một mặt phẳng vuông góc với trục cơ thể người bệnh (1 ở đường giữa và 2 dấu còn lại trên cùng một mặt phẳng song song với bàn máy).
- Chụp CTscan mô phỏng với tư thế giống như khi xạ trị, các lát cắt được trải dài từ trên đáy sọ ít nhất cách tổn thương lên 5cm tới dưới xương đòn 5cm, khoảng cách giữa các lát trong vùng có tổn thương tối thiểu là 3mm, vùng rìa cách tổn thương từ 3-5cm có thể cắt dày hơn (5mm).
- Xác định các thể tích xạ trị: GTV - CTV - PTV - OAR
- Liều xạ: 70Gy
- Giới hạn liều ở một số cơ quan liền kề
Thân não: liều tối đa 54Gy, không quá 1 nhận quá 60Gy Tủy sống: liều tối đa 45Gy, không quá 1 nhận quá 50Gy Thần kinh thị, giao thoa thi giác: liều tối đa 50Gy
Xương hàm, khớp thái dương hàm: liều tối đa 70Gy, không quá 1cc vượt 75 Gy Khí quản: liều tối đa 66Gy
Tuyến mang tai: liều trung bình <26Gy cho mỗi tuyến, <20Gy cho cả 2 tuyến.
2. Đƣa dữ kiện thiết lập trƣờng chiếu, ra bài toán về giới hạn liều cho máy tính tính toán tối ưu kế hoạch điều trị định trước gồm liều cho các thể tích bia đích, liều giới hạn cho mô lành nguy cấp liền kề, liều cho mô lành kế cận.
3. Kỹ sƣ vật lý tiến hành kiểm tra trên máy những kết quả tính và liều phát tia phù hợp trước khi đưa người bệnh vào điều trị(QA).
4. Mô phỏng lại theo kết quả đã tính toán, chụp kiểm tra trên máy trước khi điều trị (port film).
5. Xạ trị cho người bệnh theo kế hoạch đã đặt ra
Tai biến và xử trí
- Viêm da vùng chiếu xạ.
- Viêm niêm mạc miệng, hầu họng, thực quản và thanh quản
- Khô miệng.
- Chán ăn, nuốt đau.
- Mệt mỏi, sút cân.
- Đau đầu.
- Buồn nôn, nôn.
XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Biến chứng cấp
- Viêm da vùng chiếu xạ, niêm mạc miệng, hầu họng và thực quản, viêm thanh quản với các mức độ khác nhau.
- Phù não
- Biến chứng trên tuyến nước bọt.
2. Biến chứng mạn
- Xơ hoá, teo da, mô dưới da vùng chiếu xạ.
- Suy chức năng tuyến giáp do tia.
3. Xử trí
- Biến chứng cấp: theo d i sát, bôi thuốc chống bỏng. Dùng các thuốc chống viêm niêm mạc đường toàn thân cũng như tại chỗ. Điều trị chống phù não
- Biến chứng mạn: hướng dẫn người bệnh tập day xoa cổ sau xạ trị, vật lý trị liệu hạn chế tối đa biến chứng. Theo d i các chất chỉ điểm trong huyết thanh (T3, T4, TSH), nếu có suy giáp chỉ định dùng thuốc kịp thời.