Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
XẠ TRỊ UNG THƯ DI CĂN NÃO
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
Có tới 40 các khối u nội sọ là do di căn ung thư, thường xuất phát từ các ung thư phổi, vú, hắc tố, thận và đại trực tràng. Phát hiện dựa vào các biểu hiện lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não. Tổn thương ung thư di căn não có thể đơn ổ hoặc đa ổ.
Điều trị
Nếu tổn thương 1 ổ duy nhất, phẫu thuật thường được lựa chọn. Sau phẫu thuật có thể bổ xung thêm xạ trị hoặc không.
Xạ trị là liệu pháp điều trị thích hợp cho hầu hết người bệnh di căn não. Bao gồm cả những người bệnh có tổn thương đa ổ, và một ổ mà không phẫu thuật được. Thông thường, xạ trị toàn não được chỉ định bằng xạ ngoài
Chỉ định điều trị
- Những người bệnh được chẩn đoán và điều trị ung thư có xác định mô bệnh học r ràng, xác định có di căn não.
- Sau phẫu thuật u não có chẩn đoán mô bệnh học tổn thương ung thư di căn.
Chống chỉ định
- Người bệnh sức khỏe yếu PS > 2
- Có tăng áp lực nội sọ hoặc đang hôn mê.
- Chưa có bằng chứng của ung thư di căn não.
Chuẩn bị
1. Phương tiện
- Hệ thống cố định: gối kê đầu, mặt nạ nhiệt.
- Máy mô phỏng.
- Hệ thống tính liều lập kế hoạch xạ trị
- Máy xạ trị.
2. Người thực hiện
- Bác sỹ xạ trị ung thư
- Kỹ sư Vật lý xạ trị
- Kỹ thuật viên xạ trị.
- Điều dưỡng
Các bước tiến hành
1. Tƣ thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa sao cho trục não - cột sống trên một đường thẳng. Được cố định bằng mặt nạ nhiệt.
2. Liều và phân liều: liều chuẩn cho di căn não là xạ trị toàn não tổng liều 30gy trong 2 tuần với phân liều 3Gy/ngày. Trong một số trường hợp, sử dụng phân liều lớn ví dụ như 10 Gy trong 1 phân liều, hoặc 15 Gy trong 2 phân liều. Hiện nay kỹ thuật thông dụng sử dụng đợt xạ trị kéo dài với phân liều 1,8 - 2 Gy và tổng liều 45
- 50 Gy đã và đang được đề xuất.
3. Mô phỏng: mở trường chiếu bao trùm toàn bộ não, che toàn bộ vùng mặt, giới hạn trên đi qua đỉnh sọ; giới hạn dưới là khe giữa C2-3; giới hạn trước là mặt phẳng đi qua xương gò má và giới hạn sau đi qua đỉnh cao nhất của xương chẩm.
4. Kỹ thuật xạ trị: tính toán lập kế hoạch xạ trị chuyển dữ liệu tính toán sang máy điều khiển tại phòng xạ trị và phát tia điều trị
Tai biến và xử trí
- Toàn trạng: Mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Cơ năng: theo d i các dấu hiệu về thần kinh bao gồm tình trạng tăng áp lực nội sọ.
- Thực thể: Tình trạng liệt hay yếu vận động, rối loạn cảm giác. Ngoài ra phải theo dõi u nguyên phát…
XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
1. Biến chứng cấp
- Đau đầu, nôn, buồn nôn do phản ứng tia gây phù não.
- Thoát vị não, xuất huyết não, nặng có thể tử vong.
2. Biến chứng muộn
- Co giật động kinh
- Chứng mất trí do xạ trị.
- Hoại tử não, nhồi máu não
- Ung thư thứ 2
3. Xử trí biến chứng
Dự phòng tăng áp lực nội sọ bằng cách dùng thuốc corticoid vài ngày trước tia. Tích cực chống phù não trong quá trình xạ trị não bằng các dung dịch ưu trương, corticoid.