Các bài viết liên quan
- ĐẶT TINH HOÀN NHÂN TẠO
- MỞ RỘNG LỖ SÁO
- CẮT DƯƠNG VẬT KHÔNG VÉT HẠCH, CẮT MỘT NỬA DƯƠNG VẬT
- ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ PHÌ ĐẠI TUYẾN TIỀN: SỨC NÓNG HOẶC LẠNH
- TÁI TẠO MIỆNG SÁO DO HẸP
- CẮT THỂ MORGANI XOẮN
- CẮT MÀO TINH HOÀN
- CẮT TINH MẠC
- ĐIỀU TRỊ ĐÁI RỈ Ở NỮ BẰNG ĐẶT MIẾNG NÂNG NIỆU ĐẠO TOT
- ĐẶT ỐNG STENT CHỮA BÍ ĐÁI DO PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN
PHẪU THUẬT ÁP XE TUYẾN TIỀN LIỆT
Quyết định số: 5731/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 21/12/2017 12:00
Đại cương
- Là cấp cứu ngoại tiết niệu.
- Phẫu thuật bao gồm dẫn lưu ổ áp xe tuyến tiền liệt và dẫn lưu bàng quang.
Chỉ định điều trị
Bí đái do áp xe tuyến tiền liệt.
Chống chỉ định
suy gan suy thận nặng tiến triển, rối loạn đông máu.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa hoặc ngoại chung và 1 người phụ
mổ.
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 điều dưỡng phụ mê và 1 điều dưỡng chạy ngoài.
2. Người bệnh:
- Người bệnh được chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, xét nghiệm cơ bản, Xquang phổi, điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ tiết niệu đánh giá hệ thống tiết niệu và ổ áp xe.
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái tháo đường, trước khi can thiệp phẫu thuật. Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ: bộ dụng cụ phẫu thuật bụng thông thường.
- Đồ dùng tiêu hao:02 sợi chỉ vicryl 3.0, 01 sợi chỉ vicryl số 1, 01 sợi Dafilon, 01 ống thông Petzer, 01 túi nước tiểu, 01 dẫn lưu silicon nhỏ.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 30 phút đến 60 phút.
Các bước tiến hành
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản, gây tê tủy sống.
3. Kỹ thuật:
- Bước 1: Mở bụng đường trắng giữa trên xương mu. Bộc lộ bàng quang và tuyến tiền liệt.
- Bước 2: Dẫn lưu ổ áp xe ngoài phúc mạc. Lấy dịch áp xe để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
- Bước 3: Dẫn lưu bàng quang bằng sonde Petzer, khâu bàng quang.
- Bước 4: Lau ổ mổ, đặt dẫn lưu ổ mổ, đóng bụng theo các lớp giải phẫu, khâu cố định dẫn lưu.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi:
- Các dấu hiệu sinh tồn sau mổ: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở…
- Theo dõi dẫn lưu ổ mổ và dẫn lưu bàng quang.
- Điều trị kháng sinh: sử dụng phối hợp kháng sinh cephalosporin với quinolon.
2. Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra:
- Hiếm gặp.
- Viêm tấy áp xe tầng sinh môn tiến triển: điều chỉnh các kháng sinh mạnh hoặc sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.