Các bài viết liên quan
- NỘI SOI BƠM RỬA BÀNG QUANG LẤY MÁU CỤC
- KỸ THUẬT TẠO ĐƯỜNG HẦM TRÊN CẦU NỐI (AVF) ĐỂ SỬ DỤNG KIM ĐẦU TÙ TRONG LỌC MÁU (Kỹ thuật Button hole)
- PHỐI HỢP THẬN NHÂN TẠO (HD) VÀ HẤ P PHỤ MÁU (HP) BẰNG QUẢ HẤP PHỤ MÁU HA 130
- ĐẶT CATHETER MỘT NÒNG HOẶC HAI NÒNG TĨNH MẠCH ĐÙI ĐỂ LỌC MÁU
- RÚT SONDE MODELAGE QUA ĐƯỜNG NỘI SOI BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- RÚT SONDE JJ QUA ĐƯỜNG NỘI SOI BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI BÀNG QUANG GẮP DỊ VẬT BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI BÀNG QUANG VÀ BƠM HÓA CHẤT CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI ĐẶT CATHETER BÀNG QUANG - NIỆU QUẢN ĐỂ CHỤP UPR CÓ GÂY MÊ
ĐẶT SONDE BÀNG QUANG
Quyết định số: 3592/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 11/09/2014 12:00
Đại cương
Đặt sonde niệu đạo-bàng quang là thủ thuật dùng để chẩn đoán và điều trị trong một số bệnh tiết niệu. Đây là kỹ thuật sử dụng một ống thông đặt từ lỗ niệu đạo vào đến bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.
Chỉ định điều trị
1. Bí tiểu
2. Để làm trống bàng quang trước khi phẫu thuật
3. Để bơm thuốc vào bàng quang trong điều trị chảy máu bàng quang hoặc nhiễm trùng bàng quang
4. Xác định khối lượng nước tiểu tồn dư khi không xác định được chính xác khi siêu âm
5. Chụp phát hiện tào ngược bàng quang niệu quản ngược dòng
6. Rửa bàng quang
7. Chuẩn bị cho nghiên cứu can thiệp đường tiết niệu dưới
8. Tiểu tiện không tự chủ
9. Chờ hồi phục tổn thương đường tiết niệu dưới sau phẫu thuật
Chống chỉ định
- Viêm niệu đạo cấp
- Hẹp niệu đạo
- Chấn thương vỡ niệu đạo, đứt niệu đạo
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ: 01 bác sỹ thực hiện thủ thuật
- Điều dưỡng: 01 người
2. Phương tiện
- Giường thực hiện thủ thuật: 01
- Sonde bàng quang: các loại kích cỡ tùy thuộc người bệnh
- Gel bôi trơn hoặc dầu paraffin
- Dung dịch Betadin sát trùng: 01lọ
- Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc
- Săng vô khuẩn không có lỗ: 01 chiếc
- Mảnh vải nhựa đặt dưới mông người bệnh
- Nước muối sinh lý 0,9%: 100ml
- Kim tiêm, bơm tiêm 5ml: 01 chiếc
- Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói
- Găng tay vô trùng: 02 đôi
- Ống nghiệm: 04
3. Người bệnh
Người bệnh và người bệnh được nghe bác sỹ giải thích kỹ về tác dụng và tai biến của thủ thuật và ký vào giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục dành cho người bệnh tiến hành làm thủ thuật.
Các bước tiến hành
. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm
2. Kiểm tra người bệnh: đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh được kiểm tra mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật
- Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng, mặc áo thủ thuật
- Người bệnh nằm ngửa, co chân, đầu gối chống lên khoảng 600, bàn chân đặt thoải mái
- Trải mảnh vải nhựa dưới mông Người bệnh sau đó trải săng vô khuẩn không lỗ
- Sát trùng rộng toàn bộ bộ phận sinh dục và bàng quang
- Trải 01 săng vô khuẩn có lỗ bộc lộ vùng lỗ niệu đạo
-Dùng tay trái để tách hai mép âm hộ hoặc miệng sáo, tay này đã được coi như nhiễm khuẩn nên không dùng để cầm sonde.
- Đẩy sonde vào khoảng 6-8 cm sau đó xem nước tiểu đã chảy theo sonde ra ngoài chưa. Nếu đã thấy nước tiểu ra ngoài, điều chỉnh sonde và bơm cuff 10ml Natriclorua 9% cố định sonde tiểu.
- Dùng bơm 20 ml lấy nước tiểu vào các ống xét nghiệm.
- Nối sonde tiểu với túi đựng nước tiểu.
- Cho người bệnh về giường bệnh.
THEO DÕI
- Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Kiểm soát đau.
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu trong 24h
Tai biến và xử trí
- Chảy máu niệu đạo do sang chấn
- Tổn thương niệu đạo do bơm cuff cố định khi sonde chưa được đặt đứng vị trí vào trong bàng quang. Xử trí: rút bơm cuff để chỉnh sonde lại đúng vị trí. Dùng thuốc giảm đau, chống viêm và theo dõi sự hồi phục.
- Nhiễm trùng: kháng sinh thích hợp như cephalosphorine hoặc quinolon.
- Phù nề niệu đạo do quá trình đặt sonde hoặc bơm bóng khi sonde vào chưa đúng vị trí. Xử trí: dùng thuốc giảm đau, chống viêm và theo dõi sự hồi phục.
Phòng bệnh
1. Gardam MA, Amihod B, Orenstein P, et al. 1998. Overutilization of indwelling urinary catheters and the development of nosocomial urinary tract infections. Clin Perform Qual Health Care. 6:99.
2. Cravens DD, Zweig S. 2000. Urinary catheter management. Am Fam Physician. 61:369.
4. Jain P, Parada JP, David A et al. 1995. Overuse of the indwelling urinary tract catheter in hospitalized medical patients. Arch intern med. 155:1425.
5. Givens CD, Wenzel RP. 1980. Catheter-associated urinary tract infections in surgical patients: a controlled study on the excess morbidity and costs. J Urol. 124:646.