Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  RÚT SONDE DẪN LƯU BỂ THẬN QUA DA

RÚT SONDE DẪN LƯU BỂ THẬN QUA DA

Quyết định số: 3592/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 11/09/2014 12:00

Đại cương

Rút dẫn lưu được thực hiện khi không còn mục đích quá trình dẫn lưu đã hoàn thành hoặc tắc dẫn lưu

Chỉ định điều trị

Người bệnh có đặt dẫn lưu bể thận qua da

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Bác sỹ: 01 bác sỹ thực hiện rút dẫn lưu ra khỏi bể thận

- Một điều dưỡng: phụ giúp các bác sỹ tiến hành thủ thuật

2. Phương tiện

- Giường thủ thuật: 01

- Máy siêu âm với đầu dò Convex 3,5 MHz đã được sát khuẩn

- Dung dịch Betadin sát trùng: 01lọ

- Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc

- Săng vô khuẩn không có lỗ: 01 chiếc

- Nước muối sinh lý 0,9%: 500ml

- Bơm tiêm 20ml: 02 chiếc

- Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói

- Găng tay vô trùng: 02 đôi

- Bộ dụng cụ và thuốc chống choáng, chống sốc phản vệ

3. Người bệnh

Người bệnh và người nhà được nghe bác sỹ giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý phối hợp cùng với bác sỹ

4. Hồ sơ bệnh án

Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục dành cho người bệnh tiến hành làm thủ thuật.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm

2. Kiểm tra người bệnh: đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật:

- Người bệnh được kiểm tra mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật

- Người bệnh được nằm nghiêng bộc lộ bên thận đang đặt dẫn lưu

- Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng

- Sát trùng da vùng dẫn lưu

- Trải săng vô trùng loại có lỗ

- Cắt chỉ cố định chân sonde dẫn lưu

- Rút sonde dẫn lưu

- Băng vùng chân dẫn lưu vừa được rút

- Cho người bệnh về giường bệnh

THEO DÕI

- Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở

- Theo dõi tình trạng chảy máu và nhiễm trùng chân sonde sau khi rút dẫn lưu

- Siêu âm lại thận - tiết niệu sau 24 giờ.

- Kháng sinh theo tình trạng bệnh

Tai biến và xử trí

Chảy máu tại chỗ dẫn lưu: băng ép hoặc khâu lại vị trí dẫn lưu nếu cần thiết

Tài liệu tham khảo

1. Mark J, Hogan M, Brian D et al. (2001). “Percutaneous Nephrostomy in Children and Adolescents: Outpatient Management”. Radiology 218: pp.207- 10

2. Mosbah A, Siala A (1990). “Percutaneous nephrostomy in the treatment of Pyonephrosis. A comparative study apropos of 36 cases”. Ann Urol (Paris) 24 (4): pp.279 - 81.

3. Ogg CS, Pedersen JS (1969). “Percutaneous Needle Nephrostomy”. Bristish Medical Journal 4: pp.657 - 60.

4. Karim SS R, Samanta S, Aich RK et al. (2010). “Percutaneous nephrostomy by direct puncture technique: An observational study”. Indial journal of Nephrology 20 (2): pp.84 - 8.

5. Radecka E MA (2004). “Complications associated with percutaneous nephrostomies. A retrospective study”. Acta Radiol 45 (2): pp.184 - 8.