Các bài viết liên quan
- NỘI SOI BƠM RỬA BÀNG QUANG LẤY MÁU CỤC
- KỸ THUẬT TẠO ĐƯỜNG HẦM TRÊN CẦU NỐI (AVF) ĐỂ SỬ DỤNG KIM ĐẦU TÙ TRONG LỌC MÁU (Kỹ thuật Button hole)
- PHỐI HỢP THẬN NHÂN TẠO (HD) VÀ HẤ P PHỤ MÁU (HP) BẰNG QUẢ HẤP PHỤ MÁU HA 130
- ĐẶT CATHETER MỘT NÒNG HOẶC HAI NÒNG TĨNH MẠCH ĐÙI ĐỂ LỌC MÁU
- RÚT SONDE MODELAGE QUA ĐƯỜNG NỘI SOI BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- RÚT SONDE JJ QUA ĐƯỜNG NỘI SOI BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI BÀNG QUANG GẮP DỊ VẬT BÀNG QUANG CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI BÀNG QUANG VÀ BƠM HÓA CHẤT CÓ GÂY MÊ
- NỘI SOI ĐẶT CATHETER BÀNG QUANG - NIỆU QUẢN ĐỂ CHỤP UPR CÓ GÂY MÊ
THAY TRANSFER SET Ở NGƯỜI BỆNH LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÖ
Quyết định số: 3592/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 11/09/2014 12:00
Đại cương
Transfer set là một đoạn ống kết nối giữa Catheter lọc màng bụng và túi dịch lọc, gồm một đầu nối với đầu ngoài của Catheter lọc màng bụng và đầu còn lại là hệ thống van nối với túi dịch lọc. Transfer set còn gọi là bộ chuyển tiếp.
Thay Transfer set nhằm mục đích phòng tránh viêm phúc mạc ở Người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú.
Chỉ định điều trị
1. Transfer set được thay định kỳ 6 tháng 1 lần
2. Transfer set bị rách hoặc bị rò rỉ
3. Nhiễm trùng hay nghi ngờ nhiễm trùng do sờ chạm vào đầu ống Transfer set.
4. Sau điều trị viêm phúc mạc ổn định
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: 01 Điều dưỡng chuyên khoa
2. Phương tiện:
1. Transfer set:1 bộ
2. Bộ thay băng (khay quả đậu x 1 cái, bát inox x 1 cái, gạc N2 vô trùng x 10 miếng, săng vô khuẩn không lỗ x 2 cái)
3. Khóa kẹp catheter tiệt trùng x 1 cái
4. Găng tay tiệt trùng x 02 đôi
5. Minicap x 1 cái
6. Dung dịch sát trùng tay nhanh
7. Povidone Iodine 10% (100ml) x 2 lọ
8. Khăn tiệt trùng x 2 cái
3. Người bệnh
1. Thông báo Người bệnh ngày, giờ tiến hành thủ thuật
2. Giải thích Người bệnh về thủ thuật để Người bệnh hợp tác
4. Hồ sơ bệnh án
Mang hồ sơ bệnh án của Người bệnh đến phòng thủ thuật
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Thực hiện kỹ thuật:
1. Đeo khẩu trang cho cả điều dưỡng và Người bệnh
2. Lau mặt bàn hoặc mâm thay băng bằng cồn 700.
3. Soạn dụng cụ: Mở bộ thay băng theo các nếp góc.
4. Dùng panh kẹp xếp các dụng cụ trong mâm theo vị trí tiện sử dụng.
5. Rót povidone vào trong khay hạt đậu và 2 bát Inox
6. Tháo bỏ transfer set và thả vào mâm vô trùng
7. Chuẩn bị găng tay tiệt trùng, thả vào mâm vô trùng
8. Rửa tay 6 bước với xà phòng sát khuẩn, lau khô tay.
9. Trải săng lên bụng Người bệnh phía dưới catheter
10. Cẩn thận kẹp khóa catheter lại bằng kẹp nhỏ tiệt trùng chuyên dùng trong lọc màng bụng ( chú ý kẹp cach đầu Titanium khoảng 3 cm)
11. Rửa tay nhanh (theo 6 bước)
12. Mang găng tay vào
13. Lấy 2 miếng gạc và nhúng gạc vào dung dịch povidone iodine. Dùng một miếng gạc đã nhúng đè giữ một đầu catheter, miếng gạc còn lại sát trùng xung quanh mối nối catheter/đầu nối adapter trong khoảng 1 phút.
14. Đặt mối nối catheter/adapter lên một miếng gạc kho tiệt trùng.
15. Ngâm đầu nối catheter/adapter chìm hoàn toàn vào khay hạt đậu đựng Povidone Iodine trong 5 phút
16. Nhấc đoạn đầu nối lên và đặt đoạn nối catheter/adapter lên miếng gạc vô trùng
17. Lấy khay hạt đậu đựng Povidone Iodine đã dùng ra khỏi khu vực vô trùng
18. Dùng 2 miếng gạc vô trùng, nắm và vặn ống thông cũ ra khỏi đầu nối. Chú ý tránh sờ vào đầu hở của catheter. Bỏ ngay ống thông cũ ra khỏi đầu nối.
19. Lấy 1 bát Inox đựng Povidone Iodine khác ngâm rửa đầu hở catheter trong 5 phút.
20. Nhấc đầu hở catheter lên khỏi bát Povidone Iodine và đặt lên miếng gạc vô trùng.
21. Rửa tay lại với dung dịch sát trùng tay nhanh và mang găng tay mới vào
22. Lấy ống thông mới ra, tháo nắp bảo vệ màu xanh và gắn vào đầu nối trên catheter; vặn vừa đủ chặt.
23. Đóng khóa xoay trên ống thông mới và thay nắp trong suốt bằng một nắp đậy mới (Minicap).
24. Tháo khóa kẹp catheter ra và tháo các khăn trải khỏi Người bệnh
25. Thực hiện quy trình thay băng lỗ thoát.
26. Người bệnh tự thực hiện quy trình thay dịch.
27. Ghi sổ ngày thay Transfer set.
Tai biến và xử trí
Không có tai biến
Tài liệu tham khảo
1. Prowant BF, Ryan LP: Peritoneal dialysis transfer set change procedures study. ANNA J. 1989 Feb; 16 (1): 23-6
2. Goetz A, Muder R (1989). Pseudomonas aeruginosa infections associated with use of povidone-iodine in patients receiving CAPD. Infect Control Hosp Epidemiol, 10:447.
3. Mileto F, Pellegrino E (1983). Infezioni in corso di CAPD causate doll'uso di disinfettanti a base di povidone-iodine o contaminati da pseudomonas aeruginosa.. Minerva Urol Nefrol, 30:235.
4. Peritoneal dialysis transfer set change: http://www.nursing-help.com/2012/06/peritoneal-dialysis-transfer-set-change.html