Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
SINH THIẾT XUYÊN THÀNH NGỰC BẰNG KIM NHỎ
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
Là phương pháp dùng kim sinh thiết chọc xuyên qua thành ngực vào khối u sau khi đã xác định được chính xác vị trí của khối u trong lồng ngực dựa vào phim cắt lớp vi tính, để lấy một mảnh tổ chức chẩn đoán xác định về mô bệnh học và tế bào học, mà không có hướng dẫn của máy chụp cắt lớp vi tính, hay siêu âm.
Chỉ định điều trị
Tất cả các trường hợp có tổn thương ở phổi, màng phổi trên phim cắt lớp vi tính cần được chẩn đoán mô bệnh học và tế bào học để giúp hướng điều trị. Với điều kiện:
- Tổn thương phổi có đường kính ≥ 3cm nằm ở ngoại vi gần hoặc sát thành ngực.
- Không nằm ở sát tim và các mạch máu lớn như ĐM chủ, TM chủ
Chống chỉ định
- Rối loạn chức năng đông máu, đang dùng thuốc chống đông
- Phổi có kén khí ở vùng xác định kim chọc qua
- Người bệnh giãn phế nang nặng, đang có khó thở
- Người bệnh đang sốt cao, hoặc đang có ho ra máu
- Trên phim cắt lớp vi tính có nghi nghờ tổn thương là u mạch hoặc viêm phổi ở giai đoạn cấp.
- Người bệnh đã bị cắt một bên phổi đối diện
- Người bệnh bị ho nhiều không ngớt
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa phổi, 1 điều dưỡng phụ
2. Phương tiện
- Khay vô khuẩn
- Bộ kim sinh thiết Tru-cut số 18G hoặc 16G kèm theo kim đồng trục để dẫn đường và các ốc định vị.
- Dao mổ số 11 và 1 bơm tiêm 50ml, 1 bơm tiêm 20ml, 2 bơm tiêm 5ml
- 2 lam kính và 1 lọ đựng formon có ghi r tên, tuổi người bệnh
- 1 cốc đựng cồn Betadin, 1 cốc đựng cồn 70º, bông gạc vô khuẩn, pince, kéo, thuốc tê Lidocain 2 4 ống, Atropin 0,25mg 2 ống
- Toan lỗ và toan vuông 1 chiếc
- Hộp thuốc chống sốc, bóng Ambu và dụng cụ cấp cứu
3. Người bệnh
Được giải thích kỹ về thủ thuật và những tai biến có thể xảy ra
Được khám toàn diện về lâm sàng, cận lâm sàng, chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm cơ bản: Phim cắt lớp vi tính, công thức máu, chức năng đông máu, sinh hóa máu…
Được đo huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, tiêm 1 ống Atropin 0,25mg trước thủ thuật 15 phút.
Các bước tiến hành
1. Tư thế người bệnh
Tư thế nằm nghiêng, ngửa hoặc sấp tùy thuộc vị trí tổn thương
Dặn người bệnh nằm im, thở đều và không được cử động trong suốt quá trình làm thủ thuật.
2. Kỹ thuật
Dựa vào phim cắt lớp vi tính đo kích thước tổn thương, vị trí tổn thương, xác định khoảng cách từ mép da tới tổn thương sao cho đường đi là gần nhất, thuận lợi nhất, ít gây tổn thương nhu mô phổi nhất.
Đánh dấu vị trí chọc kim lên người bệnh
Sát trùng rộng bằng Betadin, trải toan có lỗ đã được vô khuẩn, lỗ toan để hở vùng định chọc kim.
Đặt ốc định vị trên kim dẫn đường với khoảng cách đã tính trước. Gây tê theo lớp, dùng lưỡi dao mổ số 11 rạch một vết nhỏ trên da
Dùng kim dẫn đường chọc theo hướng và độ sâu đã tính trước để tới tổn thương, đưa kim sinh thiết vào bấm lấy bệnh phẩm, có thể bấm lấy 2-3 mảnh bệnh phẩm theo các hướng khác nhau cho vào lọ đựng bệnh phẩm.
Dùng bơm tiêm 20 hút lấy bệnh phẩm phết lên 2 lam kính
Yêu cầu người bệnh nín thở rồi rút nhanh kim đồng trục ra, người phụ tá sát trùng rồi băng ép vị trí sinh thiết lại.
Tai biến và xử trí
Người bệnh làm thủ thuật xong phải được nằm nghỉ tuyệt đối, theo dõi sát, huyết áp, nhịp thở, nghe tim phổi…nếu cần phải cho chụp Xquang phổi để kiểm tra lại.
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Có 3 tai biến thường xảy ra là:
- Tràn khí màng phổi gây xẹp phổi, khó thở, suy hô hấp…tùy mức độ có thể đặt dẫn lưu hút liên tục áp lực -20cmH2O.
- Ho ra máu: số lượng ít tự cầm, nếu nhiều phải cho thuốc cầm máu, giãn phế quản, thở ô xy, an thần, thở máy…
- Tràn máu màng phổi: thường số lượng ít chỉ cần theo d i sát, cho thuốc cầm máu. Nếu nhiều phải chỉ định mổ để cầm máu (rất ít gặp).
Ngoài ra rất ít gặp tràn khí dưới da, nhiễm khuẩn tại chỗ, di căn ung thư theo đường chọc.