Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG (Ảnh ko cop được)
- CẮT THỰC QUẢN DO UNG THƯ TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY PHẪU THUẬT LEWIS - SANTY
- CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH DI CĂN XƯƠNG CỘT SỐNG C CHÈN ÉP TỦY SỐNG
- CẤP CỨU TẮC RUỘT NỘI KHOA Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI
- SỬ DỤNG MIẾNG DÁN FENTANYL
- SỬ DỤNG MORPHIN ĐƯỜNG UỐNG
- CẤP CỨU NGỘ ĐỘC MORPHINE
- SỬ DỤNG MORPHINE CHO NGƯỜI BỆNH KHÓ THỞ
- SỬ DỤNG MORPHIN TIÊM DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- ĐÁNH GIÁ ĐAU
ĐỊNH LƯỢNG FREE PSA (Free Prostate- Specific Antigen)
Quyết định số: 3338/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/09/2013 12:00
Đại cương
PSA được sản xuất trong tuyến tiền liệt bởi các tế bào ung thư và cả các tế bào biểu mô lành tính. Có 2 dạng PSA chủ yếu là Free PSA và PSA-ACT (PSA-Alpha-1- Anti-Chymo-Trypsin). Nồng độ PSA toàn phần xấp xỉ bằng tổng của Free – PSA + PSA-ACT. Ở người bệnh ung thư tuyến tiền liệt có % Free PSA (t lệ Free PSA/PSA toàn phần) thấp.
Bình thường PSA chủ yếu ở trong tuyến tiền liệt, trong các trường hợp ung thư hoặc viêm nhiễm… gây thương tổn cấu trúc bên trong tuyến tiền liệt dẫn đến tăng nồng độ PSA trong máu.
Chỉ định điều trị
-- Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
- Chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với u tuyến tiền liệt lành tính ở các đối tượng có nồng độ PSA toàn phần tăng ở mức 4-10 ng/mL. Xét nghiệm cần thực hiện đồng thời với XN total PSA trên cùng một mẫu máu. Sử dụng Free PSA (T lệ Free PSA/ total PSA) hỗ trợ chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với các trường hợp u tuyến tiền liệt lành tính, giảm các trường hợp sinh thiết tuyến tiền liệt không cần thiết.
- Chỉ định sàng lọc (cùng với xét nghiệm PSA toàn phần) ung thư tuyến tiền liệt ở những đối tượng >50 tuổi, hoặc >40 tuổi ở những đối tượng gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt có nồng độ PSA toàn phần tăng ở mức 4-10 ng/mL.
GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
- Fee PSA: 0,1-1,5 ng/mL.
- % Free PSA > 15-20 (T lệ free PSA/ total PSA.)
Các bước tiến hành
THỰC HIỆN QUY CÁCH LẤY MẪU VÀ THỰC HÀNH XÉT NGHIỆM CHUNG
1. Dụng cụ - hóa chất và hệ thống máy phân tích
- Tuýp lấy máu đông, giá đựng tuýp
- Dụng cụ lấy mẫu máu chuyên dụng hoặc bơm kim tiêm thông thường, bông cồn, dây garo, bàn lấy máu, gối kê tay.
- Hộp hủy kim.
- Máy ly tâm, tủ lạnh chuyên dụng bảo quản hóa chất.
- Hệ thống máy miễn dịch tự động: ARCHITEC, COBAS…
- Hóa chất: kit thử, dung dịch calibration (chuẩn) và dung dịch QC (quality control- kiểm tra chất lượng).
2. Cách lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm
2.1. Lấy máu tĩnh mạch và chuẩn bị chạy mẫu xét nghiệm
- Lấy máu bằng tuýp lấy mẫu máu chuyên dụng.
- Lấy máu bằng bơm kim tiêm thông dụng: Garo tĩnh mạch cần lấy máu (tĩnh mạch khu u tay), sát trùng cồn, dùng bơm kim tiêm để lấy máu, bỏ kim tiêm ra bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm, đậy nắp và lắc nhẹ để trộn đều chất chống đông.
- Chú ý: Chỉ thắt dây garo ngay trước khi lấy máu và bỏ dây garo khi hút máu để tránh bị ứ máu, làm thay đổi các thành phần và tính chất lý hóa của máu.
- Các tuýp máu được mã hóa hoặc ghi số thứ tự, họ tên đầy đủ.
- Quay ly tâm với tốc độ 3000 - 4000 vòng/1 phút/ trong 4-6 phút.
2.2. Thực hiện xét nghiệm và đọc kết quả xét nghiệm
- Yêu cầu: Tất cả các xét nghiệm đều phải được cài đặt, cal (calibration) và chạy QC (quality control) trước khi chạy xét nghiệm.
- Đặt tuýp máu nguyên thủy đã ly tâm vào rack đựng mẫu rồi đưa vào máy. Hoặc nếu cần có thể chắt huyết tương vào sample cup rồi đưa vào máy chạy xét nghiệm.
- Kiểm tra lại kết quả QC, kiểm tra và in kết quả xét nghiệm của người bệnh. Ghi lại kết quả vào sổ lưu kết quả hoặc lưu vào đĩa.
- Với các kết quả quá cao cần được pha loãng trên máy để có kết quả chính xác.
CHUẨN BỊ MẪU MÁU CHO XÉT NGHIỆM FREE PSA Yêu cầu mẫu máu cho thử nghiệm Free PSA:
- Các mẫu máu để xét nghiệm Free PSA phải được hút trước các thao tác thăm khám tuyến tiền liệt như: Thăm trực tràng, massage, siêu âm, sinh thiết…vì có thể làm thay đổi đáng kể nồng độ PSA trong máu.
- Các mẫu máu nên được tách huyết thanh và xét nghiệm trong vòng 3 h hoặc bảo quản tủ lạnh từ 2-8 0C, nếu các mẫu huyết thanh không được xét nghiệm trong vòng 24 h thì huyết thanh phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới – 20 0C. Trước khi xét nghiệm huyết thanh phải được để tan đông, trộn đều và quay ly tâm để đảm bảo kết quả chính xác.
Lưu ý: Chỉ sử dụng huyết thanh để định lượng Free PSA
ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU
Độ nhạy và độ đặc hiệu ở những đối tượng có nồng độ PSA toàn phần tăng ở mức 4-10 ng/mL và thăm khám trực tràng không nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt
- Cut of của Free PSA ở mức 9,7 độ nhạy: 25,2 , độ đặc hiệu: 95,2 .
- Cut of của Free PSA ở mức 11,3 độ nhạy: 35,5 , độ đặc hiệu: 90 .
- Cut of của Free PSA ở mức 23,9 độ nhạy: 90,7 , độ đặc hiệu: 40,5 .
THỜI GIAN BÁN HUỶ
Thời gian bán hủy của PSA 2,5 ngày .