Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  BƠM STREPTOKINASE VÀO KHOANG MÀNG PHỔI

BƠM STREPTOKINASE VÀO KHOANG MÀNG PHỔI

Quyết định số: 1981/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 05/06/2014 12:00

Đại cương

Bơm streptokinase (STK) vào khoang màng phổi nhằm mục đích tiêu các sợi fibrin giải phóng trong quá trình viêm, chống dày dính màng phổi.

Chỉ định điều trị

Các trường hợp tràn dịch màng phổi vách hóa, khu trú, tràn mủ màng phổi

Chống chỉ định

Tiền sử dị ứng với STK

- Rò màng phổi - phế quản.

- Có phẫu thuật và chấn thương trong vòng 14 ngày.

- Xuất huyết tiêu hóa hoặc có khả năng xuất huyết (suy gan, suy thận)

- Rối loạn đông cầm máu (PT < 50%, TC < 90 G/L)

- Phụ nữ có thai

- Đã dùng STK trước đó.

- Rối loạn huyết động.

Chuẩn bị

Người thực hiện

- 01 Bác sỹ đã làm thành thạo kỹ thuật bơm streptokinase vào khoang màng phổi.

- 01 Điều dưỡng đã được đào tạo phụ giúp kỹ thuật bơm streptokinase vào khoang màng phổi.

2. Người bệnh

- Giải thích động viên cho người bệnh về mục đích của thủ thuật.

- Cam kết đồng ‎ý bơm streptokinase vào khoang màng phổi.

- Cho người bệnh đi vệ sinh trước khi làm thủ thuật.

- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.

- Đối với người bệnh bơm qua dẫn lưu màng phổi thì cần tiến hành rửa sạch khoang màng phổi và tháo dịch khoang màng phổi tối đa trước khi bơm thuốc.

- Tiêm tiền tê.

- Phát cho người bệnh một giấy chứng nhận đã từng sử dụng streptokinase.

3. Phương tiện

3.1. Thuốc: Atropin 1/4mg: 2 ống, lidocain 2% (ống 2ml): 3 ống. Streptokinase 1.500.000 đơn vị: 1 lọ, Methylprednisolon 40 mg: 1 lọ, Natricorua 0,9% 250 ml: 1 chai.

3.2. Dụng cụ: bơm tiêm 20ml: 2 chiếc, 1 bộ dây truyền, 2 gói gạc N2, 1 chạc ba, 1 kim 20G, 5 ống đựng dịch, bình đựng dịch, 2 đôi găng tay vô trùng, săng vô trùng, cồn sát trùng.

3.3. Thuốc và dụng cụ cấp cứu: Adrenalin 1mg, Methylprednisolon 40mg, bộ đặt nội khí quản, bóng Ambu, máy hút đờm, hệ thống thở oxy.

3.4. Máy siêu âm: với đầu dò 3,5MHZ.

4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án, phim Xquang tim phổi

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ: xem lại chỉ định bơm STK vào khoang màng phổi

2. Kiểm tra người bệnh: toàn trạng, mạch, huyết áp…

3. Thực hiện kỹ thuật

Bơm STK qua thành ngực:

+ Pha 300.000 đơn vị streptokinase trong 20ml natriclorua 0.9%.

+ Chọc tháo tối đa dịch màng phổi.

+ Bơm 20ml dung dịch streptokinase đã pha vào khoang màng phổi. Trước khi bơm phải hút ra dịch màng phổi. Vừa bơm vừa hút ngược lại dịch màng phổi để chắc chắn bơm thuốc vào khoang màng phổi.

+ Chọc tháo dịch màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm sau 3giờ.

+ Bơm trong 5 ngày liên tục, mỗi ngày bơm 1 lần.

+ Nếu người bệnh có biểu hiện dị ứng, sốt, hoặc chảy máu màng phổi (dịch màng phổi chuyển sang màu hồng sẫm) thì dừng không bơm streptokinase.

Nếu bơm streptokinase qua dẫn lưu màng phổi:

+ Tiến hành rửa màng phổi và tháo hết dịch khoang màng phổi.

+ Bơm 20ml dung dịch streptokinase vào khoang màng phổi qua ống dẫn lưu.

+ Sau khi bơm thuốc phải bơm thêm 20ml dung dịch natriclorua 0,9% để đưa hết streptokinase ở lòng ống dẫn lưu vào khoang màng phổi.

+ Sau đó kẹp dẫn lưu trong 3 giờ, rồi mở kẹp để dẫn lưu dịch ra.

Tai biến và xử trí

Mạch, huyết áp, tình trạng hô hấp, đau ngực, khó thở.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Người bệnh đau ngực: dùng thuốc giảm đau.

2. Dị ứng thuốc: xử trí theo phác đồ từ sốc phản vệ cho đến dị ứng chậm.

3. Chảy máu màng phổi: dừng bơm streptokinase, bơm rửa màng phổi bằng natriclorua 0,9%, can thiệp ngoại khoa nếu cần.

4. Sốt: dùng hạ sốt, dừng bơm streptokinase, tiêm methylprednisolon 40mg tĩnh mạch.

Phòng bệnh

. Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập 1”. Nhà Xuất bản Y học (1999).

2. Alfred P. Fishman, Jack A. Elias, Jay A. Fishman,”Pulmonary diseases and disorders”, 4th Mc Graw Hill company, 2008.

3. Dennis L. Kasper, Eugene Braunwald, Anthony S. Fauci et al”Harrison’s principle of internal medicine” 18th edition Mc Graw Hill company, 2011.

4. Gerald L. Baum, Jeffrey, Md. Glassroth et al”Baum's Textbook of PulmonaryDiseases 7th edition”, Lippincott Williams & Wilkins Publishers, 2003.

5. Jonh F. Murray, Jay A. Nadel”Textbook of respiratory medicine 5thedition”, W.B Saunders company, 2010.