Các bài viết liên quan
- CHĂM SÓC LỖ MỞ KHÍ QUẢN
- ĐẶT CATHETER QUA MÀNG NHẪN GIÁP LẤY BỆNH PHẨM
- ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN 2 NÒNG CARLENS
- KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ
- ĐO ĐA KÝ GIẤC NGỦ
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC ĐO ĐA KÝ HÔ HẤP
- NỘI SOI LỒNG NGỰC NỘI KHOA
- SINH THIẾT U TRUNG THẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
- SINH THIẾT U TRUNG THẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA MÁY CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
- SINH THIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
ĐO DUNG TÍCH TOÀN PHỔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP RỬA NI TƠ
Quyết định số: 1981/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 05/06/2014 12:00
Đại cương
Đo chức năng hô hấp hiện bao gồm: đo các thể tích khí lưu thông: VC, FVC, ERV, IRV; từ đó tính ra các chỉ số: FEV1/FVC, FEV1/VC…; tuy nhiên, kỹ thuật đo này không cho phép đo được phần khí còn lại trong nhu mô phổi sau khi đã thở ra hết sức.
Đo dung tích toàn phổi: là kỹ thuật sử dụng máy đo chức năng hô hấp để đo toàn bộ lượng khí lưu thông và phần khí còn lại trong nhu mô phổi. Từ đó tính ra dung tích toàn phổi. Kỹ thuật được thực hiện bằng nhiều phương pháp:
- Phương pháp Xquang: chụp Xquang phổi quy ước, sau đó tính ra được thể tích phổi. Phương pháp này đơn giản, nhưng kết quả thu được thường không chính xác, do đó hiện không còn được sử dụng
- Phương pháp pha loãng khí Heli: dùng máy đo chức năng hô hấp loại thể tích; sau đó đưa một lượng khí heli với nồng độ nhất định vào buồng thể tích của máy đo chức năng hô hấp. Sau đó yêu cầu người bệnh ngậm kín ống của máy đo chức năng hô hấp, hít thở đều hỗn hợp khí này trong 60 giây. Sau đó máy sẽ tự động tính lại nồng độ khí trong hỗn hợp sau khi người bệnh ngậm kín ống đo, từ đó tính ra thể tích toàn bộ lồng ngực.
- Phương pháp rửa ni tơ (N2):
+ Phương pháp đo các thể tích phổi này sử dụng phép trừ (subtractive method)
+ Ở cuối mỗi nhịp thở N2 sẽ được đo lại theo công thức
+ % N2 = 1 - %O2 - %CO2
+ Do oxy 100% sẽ được hít vào nên cần thận trọng khi thực hiện phương pháp này ở người bệnh COPD có suy hô hấp mạn tính.
+ Cần chờ tối thiểu 15 phút giữa hai lần thực hiện phương pháp rửa N2 trên một người bệnh.
+ Nếu thực hiện phương pháp rửa N2 trước khi thực hiện đo DLCO cũng cần thiết phải chờ tối thiểu 15 phút mới được tiến hành đo DLCO.
- Phương pháp đo với máy phế dung kế toàn thân.
Chỉ định điều trị
Những trường hợp nghi ngờ có rối loạn thông khí hạn chế bao gồm:
- Có FVC, VC giảm trên chức năng thông khí phổi.
- Người bệnh có bất thường về thành ngực, cột sống.
- Trước và sau mổ bệnh lý cột sống, lồng ngực.
- Giám định y khoa.
Chống chỉ định
Người bệnh có tràn khí màng phổi.
- Rối loạn huyết động.
- Hôn mê, không hợp tác.
Chuẩn bị
Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Hô hấp: 01 người
- Kỹ thuật viên thành thạo về đo chức năng hô hấp: 01 người
2. Phương tiện
- Máy đo chức năng hô hấp có thể đo được TLC bằng phương pháp rửa nitơ.
- Bình hỗn hợp khí: Nitơ + Oxy + CO.
- Phin lọc khuẩn cho đo chức năng hô hấp.
3. Người bệnh
Người bệnh được hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật đo chức năng hô hấp.
Các bước tiến hành
Thực hiện chuẩn máy vào buổi sáng của ngày có đo TLC.
- Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp.
- Thực hiện đo:
+ Chọn chế độ máy đo TLC với phương pháp rửa ni tơ.
+ Yêu cầu người bệnh hít thở thông thường để tạo ra một biên độ thở ổn định.
+ Nếu người bệnh hít thở không đều, nhấn phím xóa để ghi lại từ đầu.
+ Sau vài nhịp thở thông thường, xuất hiện dấu hiệu báo của máy yêu cầu hít sâu hết sức, sau đó là động tác thở ra hết sức.
+ Ở cuối thời điểm thở ra hết sức: nhấn phím để bơm hỗn hợp khí. Sau đó yêu cầu người bệnh hít vào sâu hết sức (tốc độ hít vào <1,5l/s) sau đó thở ra thật hết sức. Hít thở sâu và nhanh hơn bình thường. Việc hít thở như vậy giúp quá trình rửa N2 diễn ra nhanh hơn.
+ Bảng số liệu khí thể hiện thời gian, %N2, VTG(L), VT(L), ETCO2%, ETO2%; trong đó %N2 sẽ giảm theo thời gian.
+ Phép đo sẽ kết thúc tự động sau 2 lần đo liên tiếp %N2< 1% được ghi lại.
Tai biến và xử trí
Trên đồ thị cho thấy %N2 (đường đỏ) tỷ lệ nghịch với thời gian
- Bất kỳ một đỉnh nào ở đường đỏ (%N2) cho thấy có sự rò khí N2. Nếu sự rò khí > 1% xảy ra, phép đo cần phải dừng lại và tiến hành lại sau 15 phút.
- VTG là thở điểm bắt đầu đo. Đó chính là thời điểm thở ra hết sức (RV). Ký hiệu VTG (+) trên bảng kết quả là sự đánh giá mức độ tốt của việc bắt đầu phép đo. Nếu (-) là chứng tỏ có sự rò khí và %N2 trong bảng kết quả sẽ tăng ≥1%.
- Nếu các ký hiệu FRC, VTG và SVC màu xanh, chứng tỏ phép đo được chấp nhận.
- Có thể thực hiện 2 lần đo nhưng thời gian nghỉ giữa 2 lần đo phải là 15 phút hoặc lâu hơn nếu tình trạng người bệnh có rối loạn tắc nghẽn nặng.
- Nếu cả 2 lần đo được chấp nhận, giá trị trung bình sẽ được báo cáo.
- Các thông số chính mà chúng ta quan tâm là TLC, RV, VC.
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập 1”. Nhà Xuất bản Y học (1999).
2. Wanger J, Clausen J.L, Coates A, et al. “ATS/ERS TASK FORCE:STANDARDISATION OF LUNG FUNCTION TESTING - Standardisation of the measurement of lung volumes. Eur Respir J 2005;26: 511-522
3. Miller MR, Crapo R, Hankinson J, et al. General considerations for lung function testing. Eur Respir J 2005; 26:153-161.
4. Miller MR, Hankinson J, Brusasco V, et al. Standardisation of spirometry. Eur Respir J 2005; 26: 319-338
5. Alfred P. Fishman, Jack A. Elias, Jay A. Fishman,”Pulmonary diseases and disorders”, 4th Mc Graw Hill company, 2008.