Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

Quyết định số: 1981/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 05/06/2014 12:00

Đại cương

Khí dung thuốc giãn phế quản là đưa thuốc giãn phế quản dưới dạng sương mù, các hạt thuốc có kích thước 1-5 micromet vào khí phế quản để điều trị co thắt phế quản.

Chỉ định điều trị

Điều trị bệnh Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Sau rút ống nội khí quản có co thắt thanh khí quản.

- Các bệnh lý hô hấp khác có biểu hiện co thắt phế quản.

Chống chỉ định

Dị ứng với thuốc giãn phế quản.

Chuẩn bị

Người thực hiện

- Bác sỹ: Xem xét chỉ định khí dung thuốc giãn phế quản.

- Điều dưỡng:

+ Giải thích cho người bệnh và người nhà mục đích của kỹ thuật.

+ Kiểm tra tên, tuổi, số giường, chẩn đoán của người bệnh.

2. Phương tiện

- Máy khí dung: 1 chiếc.

- Mặt nạ khí dung phù hợp với miệng mũi người bệnh: 1 chiếc.

- Thuốc giãn phế quản theo y lệnh.

3. Người bệnh

Người bệnh tư thế thoải mái (tốt nhất ở tư thế ngồi).

4. Hồ sơ bệnh án

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ: Chỉ định khí dung thuốc giãn phế quản.

2. Kiểm tra người bệnh: ở tư thế thoải mái.

3. Thực hiện kỹ thuật (điều dưỡng chăm sóc):

- Cho thuốc khí dung vào bầu.

- Bật máy khí dung, khi máy hoạt động thấy hơi thuốc phun ra.

- Đeo mặt nạ khí dung cho người bệnh.

- Quan sát đáp ứng của người bệnh trong suốt quá trình khí dung. Nếu người bệnh khó thở hơn khi khí dung cần báo bác sỹ.

- Kết thúc khí dung, lấy mặt nạ khỏi mặt người bệnh.

- Ghi lại diễn biến trong quá trình khí dung.

Tai biến và xử trí

THEO DÕI

Tình trạng người bệnh trong quá trình khí dung để kịp thời phát hiện các bất thường. Những người bệnh nặng cần theo dõi các chỉ số trên máy theo dõi (mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2)…

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Người bệnh thấy khó chịu: ngừng khí dung, đánh giá tình trạng người bệnh.

- Dị ứng: khó thở, nổi mề đay, shock phản vệ , xử trí phác đồ dị ứng thuốc.

Tài liệu tham khảo

1. Alfred P. Fishman, Jack A. Elias, Jay A. Fishman,”Pulmonary diseases and disorders”, 4th Mc Graw Hill company, 2008.

2. Dennis L. Kasper, Eugene Braunwald, Anthony S. Fauci et al”Harrison’sprinciple of internal medicine” 18th edition Mc Graw Hill company, 2011.

3. Gerald L. Baum, Jeffrey, Md. Glassroth et al”Baum's Textbook of PulmonaryDiseases 7th edition”, Lippincott Williams & Wilkins Publishers, 2003.