Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ

Quyết định số: 3207/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00

Đại cương

- Khe hở vòm miệng toàn bộ là dị tật bẩm sinh thường gặp.

- Phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng toàn bộ nhằm tái tạo lại hình thái giải phẫu, tạo điều kiện để phục hồi chức năng.

Chỉ định điều trị

Khe hở vòm miệng toàn bộ

Chống chỉ định

Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật

2. Phương tiện

Bộ phẫu thuật vòm miệng

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Vô cảm: gây mê nội khí quản.

4. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn vùng phẫu thuật.

- Mở miệng: Dùng dụng cụ mở miệng chuyên dụng.

- Gây co mạch tại chỗ: Tiêm thuốc tê có adrenalin 1/100.000.

- Rạch niêm mạc vòm miệng: Có 3 phương pháp rạch niêm mạc vòm miệng là Lagenback, Push-back, Furllow. Đường rạch theo Push-back như sau:

+ Dùng dao rạch niêm mạc vòm miệng dọc theo 2 bên bờ khe hở, hết chiều dài khe hở.

+ Dùng dao rạch niêm mạc vòm miệng theo đường viền các cổ răng phía vòm miệng.

- Bóc tách vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách vạt niêm mạc vòm miệng hai bên bờ khe hở theo hướng từ trước ra sau sao cho:

+ Không làm tổn thương bó mạch khẩu cái sau.

+ Giải phóng cân cơ vòm miệng ra khỏi móc bướm.

- Bóc tách vạt niêm mạc nền mũi: Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách vạt niêm mạc nên mũi từ bờ khe hở sang hai bên và từ trước ra sau.

- Cầm máu.

- Khâu phục hồi vòm miệng theo thứ tự:

+ Niêm mạc nền mũi.

+ Cơ căng màn hầu và cơ nâng màn hầu.

+ Niêm mạc vòm miệng.

Tai biến và xử trí

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Nhiễm trùng: chăm sóc tại chỗ vết mổ và điều trị kháng sinh toàn thân.